Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến nhiều chiều trong phiên giao dịch ngày 8/11, khi các nhà đầu tư tạm dừng tham gia thị trường, sau khi các cổ phiếu tăng giá mạnh vào cuối tuần trước, nhờ báo cáo việc làm khả quan của Mỹ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,1%, sau khi đạt các mức cao trong 2 năm rưỡi ở phiên giao dịch cuối tuần trước.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 106,93 điểm, hay 1,11%, lên 9.732,92 điểm - mức cao nhất kể từ cuối tháng 7 và đây cũng là thị trường có mức tăng điểm mạnh nhất ở châu Á. Điều này là nhờ đồng USD tăng giá so với đồng yen vào cuối tuần trước, mang lại hy vọng cho các nhà xuất khẩu đã bị thiệt hại khi đồng yên tiến gần đến mức kỷ lục so với đồng bạc xanh.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 3,45 điểm, hay 0,18%, lên 1.942,41 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 87,55 điểm, hay 0,35%, lên 24.964,37 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 30,01 điểm, hay 0,96%, lên 3.159,51 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 22,2 điểm, hay 0,46%, xuống 4.778,4 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 18,76 điểm, hay 0,22%, xuống 8.430,58 điểm.
Tổng giám đốc Fulbright Securities Ltd. ở Hongkong, Francis Lun, nói đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn yếu, mặc dù số liệu về thị trường việc làm công bố cuối tuần trước tốt hơn dự kiến.
Nếu không có số liệu cho thấy sự phục hồi vững chắc hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, nhiều nhà đầu tư sẽ thiếu quyết tâm để theo đuổi các mục tiêu đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Tuần trước, chứng khoán toàn cầu tăng mạnh, khi các nhà đầu tư đổ xô mua vào, còn hiện nay nhiều người đang do dự trước việc mua vào và một số người đã bán ra chốt lời.
Các thị trường chứng khoán phục hồi trong tuần trước, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thông báo về chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 600 tỷ USD để kích thích nền kinh tế thông qua biện pháp hạ lãi suất dài hạn.
Tuy nhiên, đà phục hồi trên các thị trường chứng khoán sau đó đã mất động lực, với cổ phiếu tại New York chỉ tăng nhẹ, bất chấp báo cáo việc làm tích cực.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số việc làm tăng thêm 151.000 trong tháng 10, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5 và tăng mạnh hơn dự báo của các nhà phân tích. Với mức tăng này, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức 9,6% trong tháng thứ ba liên tiếp.
Theo giám đốc điều hành Tachibana Securities, Kenichi Hirano, bong bóng tiền mặt đang nổi lên ở các thị trường toàn cầu.
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và đà tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở hầu hết các nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy hoạt động tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường khác./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,1%, sau khi đạt các mức cao trong 2 năm rưỡi ở phiên giao dịch cuối tuần trước.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 106,93 điểm, hay 1,11%, lên 9.732,92 điểm - mức cao nhất kể từ cuối tháng 7 và đây cũng là thị trường có mức tăng điểm mạnh nhất ở châu Á. Điều này là nhờ đồng USD tăng giá so với đồng yen vào cuối tuần trước, mang lại hy vọng cho các nhà xuất khẩu đã bị thiệt hại khi đồng yên tiến gần đến mức kỷ lục so với đồng bạc xanh.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 3,45 điểm, hay 0,18%, lên 1.942,41 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 87,55 điểm, hay 0,35%, lên 24.964,37 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 30,01 điểm, hay 0,96%, lên 3.159,51 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 22,2 điểm, hay 0,46%, xuống 4.778,4 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 18,76 điểm, hay 0,22%, xuống 8.430,58 điểm.
Tổng giám đốc Fulbright Securities Ltd. ở Hongkong, Francis Lun, nói đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn yếu, mặc dù số liệu về thị trường việc làm công bố cuối tuần trước tốt hơn dự kiến.
Nếu không có số liệu cho thấy sự phục hồi vững chắc hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, nhiều nhà đầu tư sẽ thiếu quyết tâm để theo đuổi các mục tiêu đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Tuần trước, chứng khoán toàn cầu tăng mạnh, khi các nhà đầu tư đổ xô mua vào, còn hiện nay nhiều người đang do dự trước việc mua vào và một số người đã bán ra chốt lời.
Các thị trường chứng khoán phục hồi trong tuần trước, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thông báo về chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 600 tỷ USD để kích thích nền kinh tế thông qua biện pháp hạ lãi suất dài hạn.
Tuy nhiên, đà phục hồi trên các thị trường chứng khoán sau đó đã mất động lực, với cổ phiếu tại New York chỉ tăng nhẹ, bất chấp báo cáo việc làm tích cực.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số việc làm tăng thêm 151.000 trong tháng 10, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5 và tăng mạnh hơn dự báo của các nhà phân tích. Với mức tăng này, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức 9,6% trong tháng thứ ba liên tiếp.
Theo giám đốc điều hành Tachibana Securities, Kenichi Hirano, bong bóng tiền mặt đang nổi lên ở các thị trường toàn cầu.
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và đà tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở hầu hết các nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy hoạt động tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường khác./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)