Được cổ vũ bởi sự hồi phục mạnh mẽ của các sàn chứng khoán Âu, Mỹ trong phiên giao dịch ngày 3/3, thị trường chứng khoán châu Á đã đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 4/3.
Cùng với đó là một loạt các số liệu khả quan mới công bố từ nền kinh tế Mỹ cùng sự hạ nhiệt của giá dầu thế giới sau nhiều phiên tăng nóng do những lo ngại về tình hình bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là tại Libya, thời gian qua.
Đóng cửa phiên ngày 4/3, hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm, với các mức tăng khá mạnh, trong đó "đậm" nhất là màu xanh trên sàn chứng khoán Seoul (Hàn Quốc) với chỉ số KOSPI tiến vượt thêm tới 1,73%. Tiếp đến là thị trường Thượng Hải (Trung Quốc), với chỉ số Hang Seng Index leo lên 23.408,86 điểm, tăng tới 286,44 điểm (tương đương 1,35%).
Mức tăng ấn tượng này của chứng khoán Trung Quốc chủ yếu nhờ các cổ phiếu ngành thép và bất động sản khi các nhà đầu tư hy vọng hai ngành này có khả năng sẽ nhận được các chính sách hỗ trợ sau một cuộc họp thường niên của quốc hội khai mạc vào ngày 5/3.
Cũng có các mức tăng trên 1% lần lượt là các thị trường Manila (+1,27%), Hong Kong (+ 1,24%), Australia (+1,20%), Nhật Bản (+1,02%). Thị trường Đài Loan cũng tiến thêm được 0,53% nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu ngành điện tử và bán dẫn.
Tuy nhiên, sự hứng khởi của thị trường châu Á trong phiên 4/3 phần nào bị chững lại khi giá dầu vào cuối ngày tăng trở lại và các nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi thêm số liệu về tình hình thất nghiệp của Mỹ trong tháng 2/2011, được công bố vào cuối ngày.
Một số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư không thể đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn do người ta không biết đến khi nào thì tâm lý phấn khích này sẽ kết thúc. Vào chiều 4/3 trên tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu đã lấy lại đà tăng và chốt phiên ở mức 102,03 USD/thùng đối với giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 4/2011 (tăng 12 xu so với phiên trước) và 114,91 USD/thùng đối với giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn (cũng tăng 12 xu). Tuy nhiên, các mức này vẫn thấp hơn giá dầu châu Á chốt ngày 3/3.
Các nhà phân tích cho rằng, tình hình tại Trung Đông và Bắc Phi vẫn sẽ tiếp tục là những nhân tố chủ chốt tác động đến các thị trường hàng hóa thế giới trong những ngày tới, trong đó có thị trường chứng khoán./.
Cùng với đó là một loạt các số liệu khả quan mới công bố từ nền kinh tế Mỹ cùng sự hạ nhiệt của giá dầu thế giới sau nhiều phiên tăng nóng do những lo ngại về tình hình bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là tại Libya, thời gian qua.
Đóng cửa phiên ngày 4/3, hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm, với các mức tăng khá mạnh, trong đó "đậm" nhất là màu xanh trên sàn chứng khoán Seoul (Hàn Quốc) với chỉ số KOSPI tiến vượt thêm tới 1,73%. Tiếp đến là thị trường Thượng Hải (Trung Quốc), với chỉ số Hang Seng Index leo lên 23.408,86 điểm, tăng tới 286,44 điểm (tương đương 1,35%).
Mức tăng ấn tượng này của chứng khoán Trung Quốc chủ yếu nhờ các cổ phiếu ngành thép và bất động sản khi các nhà đầu tư hy vọng hai ngành này có khả năng sẽ nhận được các chính sách hỗ trợ sau một cuộc họp thường niên của quốc hội khai mạc vào ngày 5/3.
Cũng có các mức tăng trên 1% lần lượt là các thị trường Manila (+1,27%), Hong Kong (+ 1,24%), Australia (+1,20%), Nhật Bản (+1,02%). Thị trường Đài Loan cũng tiến thêm được 0,53% nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu ngành điện tử và bán dẫn.
Tuy nhiên, sự hứng khởi của thị trường châu Á trong phiên 4/3 phần nào bị chững lại khi giá dầu vào cuối ngày tăng trở lại và các nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi thêm số liệu về tình hình thất nghiệp của Mỹ trong tháng 2/2011, được công bố vào cuối ngày.
Một số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư không thể đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn do người ta không biết đến khi nào thì tâm lý phấn khích này sẽ kết thúc. Vào chiều 4/3 trên tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu đã lấy lại đà tăng và chốt phiên ở mức 102,03 USD/thùng đối với giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 4/2011 (tăng 12 xu so với phiên trước) và 114,91 USD/thùng đối với giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn (cũng tăng 12 xu). Tuy nhiên, các mức này vẫn thấp hơn giá dầu châu Á chốt ngày 3/3.
Các nhà phân tích cho rằng, tình hình tại Trung Đông và Bắc Phi vẫn sẽ tiếp tục là những nhân tố chủ chốt tác động đến các thị trường hàng hóa thế giới trong những ngày tới, trong đó có thị trường chứng khoán./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)