Theo chân xu hướng đi lên tại Mỹ và châu Âu trong phiên trước, các thị trường chứng khoán châu Á cũng đua nhau tăng điểm trong phiên giao dịch 9/7, nhờ các thông tin đáng khích lệ liên tiếp từ Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, hoạt động săn lùng cổ phiếu giá hời diễn ra mạnh mẽ, sau phiên mất điểm đầu tuần do những lo ngại về nguy cơ Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm rút lại chương trình kích thích kinh tế, cũng hỗ trợ tích cực cho các sàn giao dịch chứng khoán châu Á.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 363,56 điểm, tương đương 2,58%, lên 14.472,90 điểm. Tại thị trường Sydney (Australia), chỉ số S&P/ASX200 cũng ghi thêm 72,2 điểm (1,5%), lên 4.881,7 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc chỉ tăng khiêm tốn 0,37%.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt khép phiên với các mức tăng 7,18 điểm (0,37%) và 100,82 điểm (0,46%), lên 1.965,45 điểm và 20.683,01 điểm.
Ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall ghi nhận phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp sau báo cáo đầy lạc quan về thị trường việc làm của Mỹ trong tháng 6/2013, tâm lý hứng khởi của giới đầu tư trước mùa công bố lợi nhuận quý II, trong khi tình hình bất ổn chính trị tại Bồ Đào Nha đang có xu hướng nguội dần.
Xu hướng tích cực này lan sang hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong ngày giao dịch 9/7, và động lực tăng điểm của các mã cổ phiếu còn được hỗ trợ bởi báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 2,7% trong tháng 6/2013, so với mức tăng tương ứng 2,1% trong tháng trước đó, và vượt mức dự báo 2,5% của giới phân tích. Thông tin này cho thấy kinh tế Trung Quốc đang lấy lại đà tăng trưởng và dường như đã trấn an tâm lý của giới đầu tư vốn lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đêm trước (8/7), sau khi ghi nhận tuần tăng điểm ấn tượng nhờ một loạt các số liệu tích cực từ kinh tế Mỹ, Phố Wall lại tiếp tục mở đầu tuần mới trong "sắc xanh," giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý II/2013 của khối doanh nghiệp Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 88,85 điểm, tương đương 0,59%, lên 15.224,69 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 8,57 điểm (0,53%), lên 1.640,46 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 5,45 điểm (0,16%), đóng cửa ở mức 3.484,83 điểm.
Các báo cáo đáng khích lệ từ nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là số liệu về việc làm tốt hơn dự kiến vừa được Bộ Lao động nước này công bố hồi cuối tuần trước đã tạo đà đi lên cho thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần này, giữa lúc mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý II/2013 đã chính thức khởi động.
Giới đầu tư không kỳ vọng vào một kết quả quá lạc quan cho mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý vừa qua của các doanh nghiệp Mỹ, khi mà các chuyên gia dự báo về mức tăng trưởng lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu trung bình cho nhóm 500 công ty thuộc chỉ số S&P chỉ lần lượt là 0,8% và 1,2%, bất chấp các tín hiệu sáng mới đây của nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là cơ sở để tin tưởng vào tình hình kinh doanh của các công ty trong quý II/2013. Song điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều quan tâm là nhận định của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh trong giai đoạn từ nay đến cuối năm.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt khởi sắc, tác động bởi diễn biến tích cực từ Phố Uôn và báo cáo việc làm tốt ngoài dự kiến của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng bởi họ cho rằng kinh tế Mỹ phục hồi đồng nghĩa với việc FED có thể sẽ sớm rút lại các chương trình thu mua trái phiếu (QE), có trị giá tới 85 tỷ USD/tháng.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,17%, lên 6.450,07 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tiến 1,86%, lên 3.823,83 điểm. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 2,08%, chốt ở mức 3.823,83 điểm./.
Bên cạnh đó, hoạt động săn lùng cổ phiếu giá hời diễn ra mạnh mẽ, sau phiên mất điểm đầu tuần do những lo ngại về nguy cơ Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm rút lại chương trình kích thích kinh tế, cũng hỗ trợ tích cực cho các sàn giao dịch chứng khoán châu Á.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 363,56 điểm, tương đương 2,58%, lên 14.472,90 điểm. Tại thị trường Sydney (Australia), chỉ số S&P/ASX200 cũng ghi thêm 72,2 điểm (1,5%), lên 4.881,7 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc chỉ tăng khiêm tốn 0,37%.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt khép phiên với các mức tăng 7,18 điểm (0,37%) và 100,82 điểm (0,46%), lên 1.965,45 điểm và 20.683,01 điểm.
Ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall ghi nhận phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp sau báo cáo đầy lạc quan về thị trường việc làm của Mỹ trong tháng 6/2013, tâm lý hứng khởi của giới đầu tư trước mùa công bố lợi nhuận quý II, trong khi tình hình bất ổn chính trị tại Bồ Đào Nha đang có xu hướng nguội dần.
Xu hướng tích cực này lan sang hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong ngày giao dịch 9/7, và động lực tăng điểm của các mã cổ phiếu còn được hỗ trợ bởi báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 2,7% trong tháng 6/2013, so với mức tăng tương ứng 2,1% trong tháng trước đó, và vượt mức dự báo 2,5% của giới phân tích. Thông tin này cho thấy kinh tế Trung Quốc đang lấy lại đà tăng trưởng và dường như đã trấn an tâm lý của giới đầu tư vốn lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đêm trước (8/7), sau khi ghi nhận tuần tăng điểm ấn tượng nhờ một loạt các số liệu tích cực từ kinh tế Mỹ, Phố Wall lại tiếp tục mở đầu tuần mới trong "sắc xanh," giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý II/2013 của khối doanh nghiệp Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 88,85 điểm, tương đương 0,59%, lên 15.224,69 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 8,57 điểm (0,53%), lên 1.640,46 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 5,45 điểm (0,16%), đóng cửa ở mức 3.484,83 điểm.
Các báo cáo đáng khích lệ từ nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là số liệu về việc làm tốt hơn dự kiến vừa được Bộ Lao động nước này công bố hồi cuối tuần trước đã tạo đà đi lên cho thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần này, giữa lúc mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý II/2013 đã chính thức khởi động.
Giới đầu tư không kỳ vọng vào một kết quả quá lạc quan cho mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý vừa qua của các doanh nghiệp Mỹ, khi mà các chuyên gia dự báo về mức tăng trưởng lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu trung bình cho nhóm 500 công ty thuộc chỉ số S&P chỉ lần lượt là 0,8% và 1,2%, bất chấp các tín hiệu sáng mới đây của nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là cơ sở để tin tưởng vào tình hình kinh doanh của các công ty trong quý II/2013. Song điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều quan tâm là nhận định của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh trong giai đoạn từ nay đến cuối năm.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt khởi sắc, tác động bởi diễn biến tích cực từ Phố Uôn và báo cáo việc làm tốt ngoài dự kiến của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng bởi họ cho rằng kinh tế Mỹ phục hồi đồng nghĩa với việc FED có thể sẽ sớm rút lại các chương trình thu mua trái phiếu (QE), có trị giá tới 85 tỷ USD/tháng.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,17%, lên 6.450,07 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tiến 1,86%, lên 3.823,83 điểm. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 2,08%, chốt ở mức 3.823,83 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)