Các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/1, với chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 0,1%, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong bài phát biểu trước liên bang hàng năm, Tổng thống Obama đã đề xuất hạn chế tiêu trong vòng 5 năm tới nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách quốc gia.
Mặc dù giới phân tích cho rằng bài phát biểu này không có chi tiết nào gây bất ngờ, nhưng giới đầu tư dường như đang lấy lại được lòng tin vào nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi các chỉ số của kinh tế số 1 thế giới đã có sự cải thiện trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, đà tăng trên các thị trường chứng khoán châu Á đã bị hạn chế do hoạt động bán chốt lời của một số nhà đầu tư, những người cho rằng Trung Quốc sẽ sớm thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nhằm hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và kiềm chế lạm phát.
Amy Lee, nhà chiến lược thuộc công ty Nomura Global Equity Research ở Hongkong nhận định: "Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được những tín hiệu đáng khích lệ từ thị trường Mỹ, nhưng các thị trường chứng khoán châu Á sẽ chịu sự chi phối nhiều hơn từ những số liệu kinh tế Trung Quốc."
Còn Masayuki Otani, trưởng ban phân tích thị trường của công ty chứng khoán Securities Japan Inc, cho rằng những lo ngại về việc thắt chặt tiền tệ sẽ còn tiếp diễn trong dài hạn, theo đó gây sức ép lên thị trường chứng khoán, nhất là cổ phiếu của các nhà sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu thô, do giá cả hiện vẫn đang đứng gần ở các mức cao trong lịch sử.
Kết thúc phiên này, các hoạt động săn lùng cổ phiếu giá rẻ sau khi thị trường có bốn phiên giảm điểm liên tiếp đã đẩy chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hongkong tăng 54,41 điểm (0,23%) lên 23.843,24 điểm.
Đà tăng này đã lan sang thị trường chứng khoán Thượng Hải, với chỉ số Shanghai Composite ghi thêm 31,38 điểm lên 2.708,81 điểm. Tuy nhiên, xu hướng giảm giá trên thị trường chứng khoán Hongkong và Thượng Hải có thể vẫn chưa chấm dứt do Bắc Kinh tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ trước dịp tết Nguyên Đán.
Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI cũng tăng 23,79 điểm (1,14%) lên 2.110,46 điểm, sau thông tin kinh tế nước này đã tăng 6,1% trong năm 2010 - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, sau khi đạt mức tăng 1% trong phiên 25/1, chỉ số Nikkei-225 phiên này đã quay đầu giảm 62,52 điểm, tức 0,60% so với phiên trước xuống 10.401,90 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư đang giữ tâm lý thận trọng trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến hành cuộc họp quyết định chính sách.
Hideyuki Ishiguro, nhà chiến lược của công ty chứng khoán Okasan Securities, cho rằng xu hướng đi xuống này có thể sẽ còn tiếp diễn cho đến tận tuần thứ hai của tháng 2/2011, sau khi các cổ phiếu có đợt tăng mạnh kể từ đầu tháng 11/2010.
Còn các thị trường chứng khoán ở Singapore, Đài Loan và Indonesia cũng nằm trong xu hướng tăng điểm.
Hiện các thị trường chứng khoán đang chờ đợi báo cáo lợi nhuận của một loạt công ty Mỹ, trong đó có Boeing Co., General Dynamics Corp., Starbucks Corp., Xerox Corp., United Technologies Corp, cũng như kết quả cuộc họp lãi suất đầu tiên trong năm 2011 của FED./.
Trong bài phát biểu trước liên bang hàng năm, Tổng thống Obama đã đề xuất hạn chế tiêu trong vòng 5 năm tới nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách quốc gia.
Mặc dù giới phân tích cho rằng bài phát biểu này không có chi tiết nào gây bất ngờ, nhưng giới đầu tư dường như đang lấy lại được lòng tin vào nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi các chỉ số của kinh tế số 1 thế giới đã có sự cải thiện trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, đà tăng trên các thị trường chứng khoán châu Á đã bị hạn chế do hoạt động bán chốt lời của một số nhà đầu tư, những người cho rằng Trung Quốc sẽ sớm thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nhằm hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và kiềm chế lạm phát.
Amy Lee, nhà chiến lược thuộc công ty Nomura Global Equity Research ở Hongkong nhận định: "Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được những tín hiệu đáng khích lệ từ thị trường Mỹ, nhưng các thị trường chứng khoán châu Á sẽ chịu sự chi phối nhiều hơn từ những số liệu kinh tế Trung Quốc."
Còn Masayuki Otani, trưởng ban phân tích thị trường của công ty chứng khoán Securities Japan Inc, cho rằng những lo ngại về việc thắt chặt tiền tệ sẽ còn tiếp diễn trong dài hạn, theo đó gây sức ép lên thị trường chứng khoán, nhất là cổ phiếu của các nhà sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu thô, do giá cả hiện vẫn đang đứng gần ở các mức cao trong lịch sử.
Kết thúc phiên này, các hoạt động săn lùng cổ phiếu giá rẻ sau khi thị trường có bốn phiên giảm điểm liên tiếp đã đẩy chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hongkong tăng 54,41 điểm (0,23%) lên 23.843,24 điểm.
Đà tăng này đã lan sang thị trường chứng khoán Thượng Hải, với chỉ số Shanghai Composite ghi thêm 31,38 điểm lên 2.708,81 điểm. Tuy nhiên, xu hướng giảm giá trên thị trường chứng khoán Hongkong và Thượng Hải có thể vẫn chưa chấm dứt do Bắc Kinh tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ trước dịp tết Nguyên Đán.
Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI cũng tăng 23,79 điểm (1,14%) lên 2.110,46 điểm, sau thông tin kinh tế nước này đã tăng 6,1% trong năm 2010 - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, sau khi đạt mức tăng 1% trong phiên 25/1, chỉ số Nikkei-225 phiên này đã quay đầu giảm 62,52 điểm, tức 0,60% so với phiên trước xuống 10.401,90 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư đang giữ tâm lý thận trọng trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến hành cuộc họp quyết định chính sách.
Hideyuki Ishiguro, nhà chiến lược của công ty chứng khoán Okasan Securities, cho rằng xu hướng đi xuống này có thể sẽ còn tiếp diễn cho đến tận tuần thứ hai của tháng 2/2011, sau khi các cổ phiếu có đợt tăng mạnh kể từ đầu tháng 11/2010.
Còn các thị trường chứng khoán ở Singapore, Đài Loan và Indonesia cũng nằm trong xu hướng tăng điểm.
Hiện các thị trường chứng khoán đang chờ đợi báo cáo lợi nhuận của một loạt công ty Mỹ, trong đó có Boeing Co., General Dynamics Corp., Starbucks Corp., Xerox Corp., United Technologies Corp, cũng như kết quả cuộc họp lãi suất đầu tiên trong năm 2011 của FED./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)