Khép lại phiên giao dịch ngày 19/6, hầu hết các thị trường chứng khoán tại châu Á đều quay đầu giảm điểm do sự gia tăng lãi suất trái phiếu Chính phủ của Tây Ban Nha, làm lu mờ tâm lý lạc quan về kết quả bầu cử cuối tuần trước tại Hy Lạp.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 65,15 điểm, tương đương 0,75%, xuống 8.655,87 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng hạ 13,6 điểm (0,33%), chốt ở mức 4.123,3 điểm. Tuy nhiên, trái với xu hướng trên, tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại biến động không đáng kể so với phiên trước đó, chỉ “nhích” nhẹ 0,06 điểm, lên 1.891,77 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hongkong cũng đua nhau chuyển “sắc đỏ”, khi chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 15,26 điểm (0,66%) và 11,14 điểm, chốt ở mức 2.300,80 điểm và 19.416,67 điểm.
Sau khi Hy Lạp công bố kết quả cuộc bầu cử lần hai, diễn ra vào ngày 17/6 vừa qua, cho thấy đảng Dân chủ mới và đảng xã hội Pasok ủng hộ các biện pháp khắc khổ đã giành được đủ số phiếu để thành lập chính phủ liên minh, chứng khoán châu Á đã đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch 18/6, bởi thông tin này đã góp phần củng cố niềm tin cho giới đầu tư rằng “Xứ sở các vị Thần” sẽ tiếp tục là thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, khi trái phiếu của Tây Ban Nha bất ngờ bật tăng lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người lo ngại về tình trạng bất ổn của nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu, giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách nước này chưa có dấu hiệu suy giảm.
Tuy nhiên, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) đang diễn ra tại Los Cabos (Mexico), với hy vọng rằng thông qua hội nghị lần này, các nước G-20 sẽ nhất trí góp sức cùng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng bức tường lửa tài chính trị giá 456 tỷ USD nhằm ngăn chặn cơn bão nợ đang hoành hành tại Eurozone và giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ rơi trở lại vào suy thoái, cũng phần nào trấn an tâm lý của các nhà đầu tư.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm trước (18/6), chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, sau khi dư âm của kết quả cuộc bầu cử ngày 17/6 tại Hy Lạp nhanh chóng tiêu tan và giới đầu tư lại tiếp tục tập trung vào những trở ngại tiếp theo từ cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,35 điểm, tương đương 0,2%, xuống còn 12.741,82 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 lại chỉ tăng khiêm tốn 1,94 điểm (0,14%), lên 1.344,78 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng ghi thêm 22,53 điểm (0,78%), lên 2.895,33 điểm, chủ yếu là nhờ sự đi lên của nhóm cổ phiếu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ.
Đáng chú ý là cổ phiếu của Apple tăng tới 2% lên 585,78 USD/cổ phiếu, eBay tăng 4,5% lên 42,49 USD/cổ phiếu, Groupon tăng 10,8% lên 11,15 USD/cổ phiếu và Oracle tăng 5,3% lên 28,57 USD/cổ phiếu.
Nhiều người cho rằng kết quả cuộc bầu cử tại Athens cuối tuần trước với phần thắng nghiêng về phe bảo thủ, vốn ủng hộ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và IMF, sẽ giúp Phố Wall có được một phiên tăng điểm đáng nhớ vào đầu tuần này.
Tuy nhiên, trái với dự đoán trên, chứng khoán Mỹ lại lên xuống bất nhất trong phiên giao dịch 18/6, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Italy và Tây Ban Nha đồng loạt tăng cao, chứng tỏ châu Âu chưa thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng nợ.
Cụ thể, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng lên trên ngưỡng 7%, mức mà các quốc gia khác trong khu vực buộc phải tìm kiếm gói cứu trợ tài chính.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ mới, phe vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 17/6, cũng vừa khẳng định rằng Hy Lạp sẽ tiếp tục nhận gói cứu trợ quốc tế, song cho biết sẽ cần có một số thay đổi cần thiết trong những điều khoản cho vay mà Athens đã cam kết trước đó.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào về cam kết cải cách của Hy Lạp.
Hòa theo xu hướng trên, trong phiên giao dịch 18/6, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, diễn biến tại các thị trường chứng khoán châu Âu cũng không đồng nhất, khi tâm lý của giới đầu tư bị đan xen giữa kết quả bầu cử tích cực tại Hy Lạp và những lo ngại không dứt về tình trạng bế tắc của khủng hoảng nợ châu Âu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,22%, lên 5.491,09 điểm. Tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng “nhích” nhẹ 0,3%, chốt ở mức 6.248,20 điểm.
Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ 0,69%, xuống 3.066,19 điểm; còn chỉ số Ibex 35 và FTSE Mib của Tây Ban Nha và Italy cũng lần lượt hạ 2,96% và 2,85%./.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 65,15 điểm, tương đương 0,75%, xuống 8.655,87 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng hạ 13,6 điểm (0,33%), chốt ở mức 4.123,3 điểm. Tuy nhiên, trái với xu hướng trên, tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại biến động không đáng kể so với phiên trước đó, chỉ “nhích” nhẹ 0,06 điểm, lên 1.891,77 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hongkong cũng đua nhau chuyển “sắc đỏ”, khi chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 15,26 điểm (0,66%) và 11,14 điểm, chốt ở mức 2.300,80 điểm và 19.416,67 điểm.
Sau khi Hy Lạp công bố kết quả cuộc bầu cử lần hai, diễn ra vào ngày 17/6 vừa qua, cho thấy đảng Dân chủ mới và đảng xã hội Pasok ủng hộ các biện pháp khắc khổ đã giành được đủ số phiếu để thành lập chính phủ liên minh, chứng khoán châu Á đã đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch 18/6, bởi thông tin này đã góp phần củng cố niềm tin cho giới đầu tư rằng “Xứ sở các vị Thần” sẽ tiếp tục là thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, khi trái phiếu của Tây Ban Nha bất ngờ bật tăng lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người lo ngại về tình trạng bất ổn của nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu, giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách nước này chưa có dấu hiệu suy giảm.
Tuy nhiên, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) đang diễn ra tại Los Cabos (Mexico), với hy vọng rằng thông qua hội nghị lần này, các nước G-20 sẽ nhất trí góp sức cùng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng bức tường lửa tài chính trị giá 456 tỷ USD nhằm ngăn chặn cơn bão nợ đang hoành hành tại Eurozone và giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ rơi trở lại vào suy thoái, cũng phần nào trấn an tâm lý của các nhà đầu tư.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm trước (18/6), chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, sau khi dư âm của kết quả cuộc bầu cử ngày 17/6 tại Hy Lạp nhanh chóng tiêu tan và giới đầu tư lại tiếp tục tập trung vào những trở ngại tiếp theo từ cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,35 điểm, tương đương 0,2%, xuống còn 12.741,82 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 lại chỉ tăng khiêm tốn 1,94 điểm (0,14%), lên 1.344,78 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng ghi thêm 22,53 điểm (0,78%), lên 2.895,33 điểm, chủ yếu là nhờ sự đi lên của nhóm cổ phiếu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ.
Đáng chú ý là cổ phiếu của Apple tăng tới 2% lên 585,78 USD/cổ phiếu, eBay tăng 4,5% lên 42,49 USD/cổ phiếu, Groupon tăng 10,8% lên 11,15 USD/cổ phiếu và Oracle tăng 5,3% lên 28,57 USD/cổ phiếu.
Nhiều người cho rằng kết quả cuộc bầu cử tại Athens cuối tuần trước với phần thắng nghiêng về phe bảo thủ, vốn ủng hộ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và IMF, sẽ giúp Phố Wall có được một phiên tăng điểm đáng nhớ vào đầu tuần này.
Tuy nhiên, trái với dự đoán trên, chứng khoán Mỹ lại lên xuống bất nhất trong phiên giao dịch 18/6, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Italy và Tây Ban Nha đồng loạt tăng cao, chứng tỏ châu Âu chưa thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng nợ.
Cụ thể, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng lên trên ngưỡng 7%, mức mà các quốc gia khác trong khu vực buộc phải tìm kiếm gói cứu trợ tài chính.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ mới, phe vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 17/6, cũng vừa khẳng định rằng Hy Lạp sẽ tiếp tục nhận gói cứu trợ quốc tế, song cho biết sẽ cần có một số thay đổi cần thiết trong những điều khoản cho vay mà Athens đã cam kết trước đó.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào về cam kết cải cách của Hy Lạp.
Hòa theo xu hướng trên, trong phiên giao dịch 18/6, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, diễn biến tại các thị trường chứng khoán châu Âu cũng không đồng nhất, khi tâm lý của giới đầu tư bị đan xen giữa kết quả bầu cử tích cực tại Hy Lạp và những lo ngại không dứt về tình trạng bế tắc của khủng hoảng nợ châu Âu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,22%, lên 5.491,09 điểm. Tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng “nhích” nhẹ 0,3%, chốt ở mức 6.248,20 điểm.
Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ 0,69%, xuống 3.066,19 điểm; còn chỉ số Ibex 35 và FTSE Mib của Tây Ban Nha và Italy cũng lần lượt hạ 2,96% và 2,85%./.
Minh Trang (TTXVN)