Được hỗ trợ từ màu xanh trên cả 3 chỉ số chính của phố Wall đêm 11/3, một số thị trường chủ chốt của chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 12/3 đã bật tăng ngay từ đầu phiên và giữ vững được đà tăng này cho đến kết thúc phiên.
Chứng khoán tăng là do đóng góp lớn của các cổ phiếu năng lượng, do giá dầu tiếp tục trụ vững ở mức giá trên 82 USD/thùng.
Đây cũng là tuần tăng thứ 5 liên tiếp của chứng khoán châu Á.
Đóng cửa phiên ngày 12/3, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 21/1 đến nay, với chỉ số Nikkei-225 tiến thêm 0,81% (86,31 điểm), lên 10.751,26 điểm.
Thị trường Sydney cũng tăng 3,9 điểm lên 4.818,1 điểm, trong khi các thị trường khác như Hàn Quốc và Singapore đều tăng lần lượt là 0,37% và 0,15%.
Tuy nhiên, đi ngược lại với các thị trường trên, chứng khoán Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan, khi chỉ số Shanghai để mất 1,24% (37,87 điểm), chỉ số Hang Seng giảm ít hơn, 18,46 điểm (0,09%), và chỉ số weighted giảm nhẹ.
Các chỉ số trên giảm chủ yếu do các nhà đầu tư ở Đại lục, Hongkong và Đài Bắc lo ngại Bắc Kinh sẽ sớm siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, sau khi các số liệu công bố vào ngày 11/2 cho thấy tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc đang tăng tốc.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã yêu cầu các ngân hàng nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 3 kể từ tháng 12/2009 đến nay.
Trong bối cảnh cả hoạt động cho vay lẫn lạm phát ở Trung Quốc đều đang tăng tốc, một số chuyên gia kinh tế cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sẽ siết chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến, trong đó có việc sớm nâng lãi suất.
Bên châu Âu, sau khi để mất 0,3% trong phiên hôm trước, chứng khoán khu vực này đã mở cửa tăng nhẹ trong phiên sáng ngày 12/3, với tâm điểm là các cổ phiếu ngành ngân hàng.
Nhìn chung, các thị trường chứng khoán toàn cầu đều đi lên kể từ đầu tháng 2/2010, nhờ các thị trường hàng hóa được cải thiện, vấn đề nợ công của Hy Lạp có triển vọng sáng sủa hơn, kinh tế toàn cầu hồi phục ổn định và dòng vốn chảy mạnh./.
Chứng khoán tăng là do đóng góp lớn của các cổ phiếu năng lượng, do giá dầu tiếp tục trụ vững ở mức giá trên 82 USD/thùng.
Đây cũng là tuần tăng thứ 5 liên tiếp của chứng khoán châu Á.
Đóng cửa phiên ngày 12/3, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 21/1 đến nay, với chỉ số Nikkei-225 tiến thêm 0,81% (86,31 điểm), lên 10.751,26 điểm.
Thị trường Sydney cũng tăng 3,9 điểm lên 4.818,1 điểm, trong khi các thị trường khác như Hàn Quốc và Singapore đều tăng lần lượt là 0,37% và 0,15%.
Tuy nhiên, đi ngược lại với các thị trường trên, chứng khoán Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan, khi chỉ số Shanghai để mất 1,24% (37,87 điểm), chỉ số Hang Seng giảm ít hơn, 18,46 điểm (0,09%), và chỉ số weighted giảm nhẹ.
Các chỉ số trên giảm chủ yếu do các nhà đầu tư ở Đại lục, Hongkong và Đài Bắc lo ngại Bắc Kinh sẽ sớm siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, sau khi các số liệu công bố vào ngày 11/2 cho thấy tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc đang tăng tốc.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã yêu cầu các ngân hàng nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 3 kể từ tháng 12/2009 đến nay.
Trong bối cảnh cả hoạt động cho vay lẫn lạm phát ở Trung Quốc đều đang tăng tốc, một số chuyên gia kinh tế cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sẽ siết chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến, trong đó có việc sớm nâng lãi suất.
Bên châu Âu, sau khi để mất 0,3% trong phiên hôm trước, chứng khoán khu vực này đã mở cửa tăng nhẹ trong phiên sáng ngày 12/3, với tâm điểm là các cổ phiếu ngành ngân hàng.
Nhìn chung, các thị trường chứng khoán toàn cầu đều đi lên kể từ đầu tháng 2/2010, nhờ các thị trường hàng hóa được cải thiện, vấn đề nợ công của Hy Lạp có triển vọng sáng sủa hơn, kinh tế toàn cầu hồi phục ổn định và dòng vốn chảy mạnh./.
Thùy Chi (Vietnam+)