Trong phiên giao dịch đầu tuần vào ngày 31/10, chứng khoán Mỹ đồng loạt quay đầu “lao dốc,” trong bối cảnh những lo ngại mới về cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu bắt đầu xuất hiện, khi mà công ty môi giới tín dụng danh tiếng nước Mỹ là MF Global chính thức đệ đơn xin phá sản.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 276,10 điểm, tương đương 2,26%, đóng cửa ở mức 11.955,01 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 31,78 điểm (2,47%) xuống 1.253,3 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 52,74 điểm (1,93%), xuống 2.684,41 điểm.
Vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, Phố Wall ngập trong “sắc đỏ” do giới kinh doanh bắt đầu cảm thấy lo ngại hơn về tình hình nợ công tại châu Âu, khi mà lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) quá chậm trễ trong việc đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm giải thoát khu vực này khỏi cuộc khủng hoảng nợ đang kéo dài dai dẳng.
Thị trường còn trở nên “ảm đạm” hơn sau khi Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và trưng cầu ý dân về gói cứu trợ thứ hai của EU dành cho Athens đã được đưa ra trong cuộc họp lần hai của Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần trước. Động thái này được coi là một “canh bạc” chính trị nhằm “xoa dịu” sự phản đối ngày càng gia tăng đối với các chính sách của ông Papandreou.
Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới còn chịu tổn thương nặng nề sau khi MF Global, công ty môi giới các hợp đồng tương lai từng đầu tư rất nhiều vào trái phiếu Chính phủ châu Âu, đã đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 của luật Phá sản Mỹ. Như vậy, MF Global là công ty lớn đầu tiên của Mỹ trở thành nạn nhân của khủng hoảng nợ Eurozone.
Không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ, vụ phá sản của MF Global còn gieo rắc nỗi sợ hãi trên các thị trường hàng hóa khác về sự đeo bám dai dẳng của cuộc khủng hoảng nợ, đẩy lợi suất trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha vọt mạnh.
Không khí “u ám” tại Phố Wall cũng lan sang các sàn chứng khoán châu Âu, khiến hầu hết các chỉ số chứng khoán đều giảm mạnh. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 158,02 điểm, tương đương 2,77%, xuống 5.544,22 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 105,79 điểm, tương ứng 3,16%, xuống 3.242,84 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX t trượt 204,85 điểm (3,23%), xuống 6.141,34 điểm.
Sang đầu phiên giao dịch ngày 1/11, thông tin tiêu cực từ các thị trường Mỹ và châu Âu cũng kéo các chỉ số chứng khoán châu Á đi xuống. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 107,64 điểm, tương đương 1,2%, xuống còn 8.880,755 điểm.
Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều mở cửa với "sắc đỏ", khi mà chỉ số Hang Sheng và Shanghai Composite lần lượt giảm 403,79 điểm (2,03%) và 19,71 điểm (0,80%) xuống 2.448,54 điểm và 19.461,08 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 276,10 điểm, tương đương 2,26%, đóng cửa ở mức 11.955,01 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 31,78 điểm (2,47%) xuống 1.253,3 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 52,74 điểm (1,93%), xuống 2.684,41 điểm.
Vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, Phố Wall ngập trong “sắc đỏ” do giới kinh doanh bắt đầu cảm thấy lo ngại hơn về tình hình nợ công tại châu Âu, khi mà lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) quá chậm trễ trong việc đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm giải thoát khu vực này khỏi cuộc khủng hoảng nợ đang kéo dài dai dẳng.
Thị trường còn trở nên “ảm đạm” hơn sau khi Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và trưng cầu ý dân về gói cứu trợ thứ hai của EU dành cho Athens đã được đưa ra trong cuộc họp lần hai của Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần trước. Động thái này được coi là một “canh bạc” chính trị nhằm “xoa dịu” sự phản đối ngày càng gia tăng đối với các chính sách của ông Papandreou.
Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới còn chịu tổn thương nặng nề sau khi MF Global, công ty môi giới các hợp đồng tương lai từng đầu tư rất nhiều vào trái phiếu Chính phủ châu Âu, đã đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 của luật Phá sản Mỹ. Như vậy, MF Global là công ty lớn đầu tiên của Mỹ trở thành nạn nhân của khủng hoảng nợ Eurozone.
Không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ, vụ phá sản của MF Global còn gieo rắc nỗi sợ hãi trên các thị trường hàng hóa khác về sự đeo bám dai dẳng của cuộc khủng hoảng nợ, đẩy lợi suất trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha vọt mạnh.
Không khí “u ám” tại Phố Wall cũng lan sang các sàn chứng khoán châu Âu, khiến hầu hết các chỉ số chứng khoán đều giảm mạnh. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 158,02 điểm, tương đương 2,77%, xuống 5.544,22 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 105,79 điểm, tương ứng 3,16%, xuống 3.242,84 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX t trượt 204,85 điểm (3,23%), xuống 6.141,34 điểm.
Sang đầu phiên giao dịch ngày 1/11, thông tin tiêu cực từ các thị trường Mỹ và châu Âu cũng kéo các chỉ số chứng khoán châu Á đi xuống. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 107,64 điểm, tương đương 1,2%, xuống còn 8.880,755 điểm.
Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều mở cửa với "sắc đỏ", khi mà chỉ số Hang Sheng và Shanghai Composite lần lượt giảm 403,79 điểm (2,03%) và 19,71 điểm (0,80%) xuống 2.448,54 điểm và 19.461,08 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)