Sau phiên lao dốc đêm qua (21/6) của chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/6 cũng trong cùng một màu đỏ khi xu thế ảm đạm bao trùm lên các thị trường vì các số liệu xấu về sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc và châu Âu.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng của Hong Kong để mất ngay 223,48 điểm (tương đương 1,16%) xuống 19.041,59 điểm.
Trong khi tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng quay đầu giảm điểm khi để mất 82,36 điểm, tương ứng 0,93% xuống 8.741,74 điểm, mặc dù trong phiên trước (21/6) chỉ số này vẫn lên điểm.
Đêm trước (21/6) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng sụt giảm mạnh với chỉ số chính Dow Jones bốc hơi trên 250 điểm, tương ứng với gần 2%, khi thị trường đón nhận những số liệu kinh tế thất vọng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, cũng như từ châu Âu và trước đó nữa là quyết định không như kỳ vọng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Đóng cửa phiên 21/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lao dốc, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 250,82 điểm (-1,96%) xuống 12.573,57 điểm; S&P 500 lùi 30,18 điểm (-2,23%) xuống 1.325,51 điểm; trong khi Nasdaq tuột dốc 71,36 điểm (-2,44%) xuống 2.859,09 điểm.
Đà tuột dốc bắt đầu sau khi thị trường đón nhận tin xấu về các chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc và châu Âu, với cả hai khu vực đều ở các mức thấp nhất trong nhiều tháng, cho thấy hoạt động công nghiệp tiếp tục giảm sút.
Trước đó, giới đầu tư cũng đã thất vọng về quyết định không như kỳ vọng của FED sau cuộc họp 2 ngày về chính sách, theo đó FED chỉ tiếp tục kéo dài các biện pháp nới lỏng định lượng hiện tại (hay còn được gọi là QE2,5) cho tới cuối năm nay mà chưa có chủ trương tung ra gói QE3 mới.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán trong khu vực cũng phân hóa không đồng nhất trong bối cảnh thị trường chờ đợi việc nền kinh tế lớn thứ tư của Khu vực Eurozone là Tây Ban Nha công bố giá trị gói cứu trợ các ngân hàng của nước này.
Thị trường cũng mệt mỏi vì những số liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc và châu Âu.
Tuy nhiên, các cổ phiếu được nâng đỡ phần nào về cuối phiên khi có những kết quả khá tích cực từ đợt đấu thầu trái phiếu mới nhất của Tây Ban Nha.
Đóng cửa phiên này, chỉ có FTSE 100 của London là giảm 0,51% xuống 5.593,63 điểm; còn DAX 30 của Đức và CAC 40 của Paris đều lên điểm, lần lượt là +0,24% và +0,26% lên các mức tương ứng là 6.407,45 điểm và 3.134,60 điểm./.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng của Hong Kong để mất ngay 223,48 điểm (tương đương 1,16%) xuống 19.041,59 điểm.
Trong khi tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng quay đầu giảm điểm khi để mất 82,36 điểm, tương ứng 0,93% xuống 8.741,74 điểm, mặc dù trong phiên trước (21/6) chỉ số này vẫn lên điểm.
Đêm trước (21/6) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng sụt giảm mạnh với chỉ số chính Dow Jones bốc hơi trên 250 điểm, tương ứng với gần 2%, khi thị trường đón nhận những số liệu kinh tế thất vọng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, cũng như từ châu Âu và trước đó nữa là quyết định không như kỳ vọng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Đóng cửa phiên 21/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lao dốc, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 250,82 điểm (-1,96%) xuống 12.573,57 điểm; S&P 500 lùi 30,18 điểm (-2,23%) xuống 1.325,51 điểm; trong khi Nasdaq tuột dốc 71,36 điểm (-2,44%) xuống 2.859,09 điểm.
Đà tuột dốc bắt đầu sau khi thị trường đón nhận tin xấu về các chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc và châu Âu, với cả hai khu vực đều ở các mức thấp nhất trong nhiều tháng, cho thấy hoạt động công nghiệp tiếp tục giảm sút.
Trước đó, giới đầu tư cũng đã thất vọng về quyết định không như kỳ vọng của FED sau cuộc họp 2 ngày về chính sách, theo đó FED chỉ tiếp tục kéo dài các biện pháp nới lỏng định lượng hiện tại (hay còn được gọi là QE2,5) cho tới cuối năm nay mà chưa có chủ trương tung ra gói QE3 mới.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán trong khu vực cũng phân hóa không đồng nhất trong bối cảnh thị trường chờ đợi việc nền kinh tế lớn thứ tư của Khu vực Eurozone là Tây Ban Nha công bố giá trị gói cứu trợ các ngân hàng của nước này.
Thị trường cũng mệt mỏi vì những số liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc và châu Âu.
Tuy nhiên, các cổ phiếu được nâng đỡ phần nào về cuối phiên khi có những kết quả khá tích cực từ đợt đấu thầu trái phiếu mới nhất của Tây Ban Nha.
Đóng cửa phiên này, chỉ có FTSE 100 của London là giảm 0,51% xuống 5.593,63 điểm; còn DAX 30 của Đức và CAC 40 của Paris đều lên điểm, lần lượt là +0,24% và +0,26% lên các mức tương ứng là 6.407,45 điểm và 3.134,60 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)