Giá dầu biến động trái chiều trên các thị trường thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần 24/6, tăng tại Mỹ và châu Âu (sau khi sự cố rò rỉ đường ống dẫn dầu tại Canada làm dấy lên những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ tại khu vực Bắc Mỹ), trong khi giảm tại châu Á (do đồng USD mạnh lên).
Sang phiên 25 và 26/6, xu hướng trái chiều vẫn tiếp tục tiếp diễn. Ở châu Á giảm do nhà đầu tư chờ đợi một loạt số liệu kinh tế Mỹ chuẩn bị công bố trong ngày, trong khi Mỹ và châu Âu tăng do đón nhận một loạt thông tin tích cực từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm dấy lên hy vọng về khả năng phục hồi bền vững của nước Mỹ.
Theo báo cáo từ Chính phủ Mỹ, lượng đơn đặt hàng lâu bền của nước này trong tháng 5 đã tăng 3,6%; lĩnh vực nhà đất của Mỹ cũng phục hồi ấn tượng, khi doanh số bán nhà mới trong tháng Năm đạt mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008; chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 cũng vọt lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua là 81,4.
Tuy nhiên, trong phiên 26/6, đã có thời điểm giá dầu New York rớt xuống 93,68 USD/thùng, sau khi thị trường nhận tin mức dự trữ dầu của Mỹ không biến động nhiều trong tuần trước, trong khi các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires dự báo là giảm 1,7 triệu thùng. Còn dự trữ xăng lại tăng tới 3,7 triệu thùng, cao hơn nhiều con số dự báo (tăng 660.000 thùng) mà giới phân tích ước tính.
Phiên 27/6 ghi dấu phiên giao dịch thứ tư liên tiếp giá dầu tăng trên hai thị trường châu Âu và Mỹ với giá dầu Brent nằm trên mốc 102 USD/thùng. Hậu thuẫn cho giá dầu là một loạt số liệu tích cực mới từ nền kinh tế Mỹ cùng lo ngại dịu đi về khó khăn trong thanh khoản của các ngân hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, đà lên giá của dầu Brent bị hạn chế phần nào khi các kho dự trữ xăng của Mỹ vẫn "đầy căng" trong mùa du lịch.
Mặc dù tăng liên tiếp trong bốn phiên liền, nhưng tính từ đầu quý II tới nay, giá dầu Brent đã giảm hơn 7%. Các nhà phân tích nhận định, quý II có thể sẽ là quý giảm giá thứ ba liên tiếp đối với dầu Brent.
Sang phiên cuối tuần 28/6, thị trường dầu mỏ châu Á đón nhận phiên tăng giá đầu tiên trong tuần sau phát biểu của Chủ tịch chi nhánh FED William Dudley ở New York rằng thể chế tài chính này sẽ không vội vàng rút lại chương trình kích kinh tế, nếu thị trường lao động và nền kinh tế tăng trưởng không được như mong đợi.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã điều chỉnh giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I/2013 từ mức 2,4% trong dự báo trước đó xuống còn 1,8%.
Dự báo này đã làm tăng hy vọng FED sẽ duy trì chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng nhằm chờ đợi những tín hiệu phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn.
Thêm vào đó, Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - cũng phát đi tín hiệu tích cực khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo rằng ngân hàng này đã cung cấp tiền mặt cho một số ngân hàng lớn nhằm ngăn chặn tình trạng "khát" tiền mặt của hệ thống ngân hàng nước này.
Ngược lại, tại thị trường New York và London, giá dầu lại có phiên giảm giá đầu tiên trong tuần khi quay đầu đi xuống sau bốn phiên tăng liền trước đó.
Nguyên nhân chính là do hoạt động bán ra chốt lời rất mạnh vào cuối phiên của giới đầu tư, khi giá dầu tại hai thị trường này đã tăng liên tục trong bốn phiên liền trước.
Ngoài ra, đồng USD mạnh lên và một số chỉ số kinh tế không như dự kiến công bố trong ngày cũng gây sức ép lên giá dầu.
Đóng cửa phiên 28/6, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 chốt ở mức 96,56 USD/thùng, giảm 49 xu so với phiên 27/6. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 66 xu xuống 102,16 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng dầu này đều chốt tuần ở mức cao hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa./.
Sang phiên 25 và 26/6, xu hướng trái chiều vẫn tiếp tục tiếp diễn. Ở châu Á giảm do nhà đầu tư chờ đợi một loạt số liệu kinh tế Mỹ chuẩn bị công bố trong ngày, trong khi Mỹ và châu Âu tăng do đón nhận một loạt thông tin tích cực từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm dấy lên hy vọng về khả năng phục hồi bền vững của nước Mỹ.
Theo báo cáo từ Chính phủ Mỹ, lượng đơn đặt hàng lâu bền của nước này trong tháng 5 đã tăng 3,6%; lĩnh vực nhà đất của Mỹ cũng phục hồi ấn tượng, khi doanh số bán nhà mới trong tháng Năm đạt mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008; chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 cũng vọt lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua là 81,4.
Tuy nhiên, trong phiên 26/6, đã có thời điểm giá dầu New York rớt xuống 93,68 USD/thùng, sau khi thị trường nhận tin mức dự trữ dầu của Mỹ không biến động nhiều trong tuần trước, trong khi các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires dự báo là giảm 1,7 triệu thùng. Còn dự trữ xăng lại tăng tới 3,7 triệu thùng, cao hơn nhiều con số dự báo (tăng 660.000 thùng) mà giới phân tích ước tính.
Phiên 27/6 ghi dấu phiên giao dịch thứ tư liên tiếp giá dầu tăng trên hai thị trường châu Âu và Mỹ với giá dầu Brent nằm trên mốc 102 USD/thùng. Hậu thuẫn cho giá dầu là một loạt số liệu tích cực mới từ nền kinh tế Mỹ cùng lo ngại dịu đi về khó khăn trong thanh khoản của các ngân hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, đà lên giá của dầu Brent bị hạn chế phần nào khi các kho dự trữ xăng của Mỹ vẫn "đầy căng" trong mùa du lịch.
Mặc dù tăng liên tiếp trong bốn phiên liền, nhưng tính từ đầu quý II tới nay, giá dầu Brent đã giảm hơn 7%. Các nhà phân tích nhận định, quý II có thể sẽ là quý giảm giá thứ ba liên tiếp đối với dầu Brent.
Sang phiên cuối tuần 28/6, thị trường dầu mỏ châu Á đón nhận phiên tăng giá đầu tiên trong tuần sau phát biểu của Chủ tịch chi nhánh FED William Dudley ở New York rằng thể chế tài chính này sẽ không vội vàng rút lại chương trình kích kinh tế, nếu thị trường lao động và nền kinh tế tăng trưởng không được như mong đợi.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã điều chỉnh giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I/2013 từ mức 2,4% trong dự báo trước đó xuống còn 1,8%.
Dự báo này đã làm tăng hy vọng FED sẽ duy trì chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng nhằm chờ đợi những tín hiệu phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn.
Thêm vào đó, Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - cũng phát đi tín hiệu tích cực khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo rằng ngân hàng này đã cung cấp tiền mặt cho một số ngân hàng lớn nhằm ngăn chặn tình trạng "khát" tiền mặt của hệ thống ngân hàng nước này.
Ngược lại, tại thị trường New York và London, giá dầu lại có phiên giảm giá đầu tiên trong tuần khi quay đầu đi xuống sau bốn phiên tăng liền trước đó.
Nguyên nhân chính là do hoạt động bán ra chốt lời rất mạnh vào cuối phiên của giới đầu tư, khi giá dầu tại hai thị trường này đã tăng liên tục trong bốn phiên liền trước.
Ngoài ra, đồng USD mạnh lên và một số chỉ số kinh tế không như dự kiến công bố trong ngày cũng gây sức ép lên giá dầu.
Đóng cửa phiên 28/6, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 chốt ở mức 96,56 USD/thùng, giảm 49 xu so với phiên 27/6. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 66 xu xuống 102,16 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng dầu này đều chốt tuần ở mức cao hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa./.
Thùy Chi (TTXVN)