Châu Á-Thái Bình Dương được coi là thị trường điểm sáng trong thành tích 114,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2012.
Dự báo năm 2013, theo ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam vào thị trường này vẫn sẽ tăng trưởng ổn định, đáp ứng nhu cầu và tính bổ sung trong phát triển kinh tế của các thị trường trong khu vực.
- PV: Xin ông cho biết những nét nổi bật trong quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thời gian qua?
Ông Đào Ngọc Chương: Năm 2012, thị trường Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ước đạt 57,3 tỷ USD, gấp 2,53 lần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu, và tăng 2,51 lần xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ và chiếm tỷ trọng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bất chấp những khó khăn chung của kinh tế trong nước và khu vực, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định và có mức tăng trưởng cao nhất so với các khu vực thị trường khác. Trong khi xuất khẩu sang thị trường châu Phi giảm, xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ đều tăng trưởng chậm lại so với 2011 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng khá ở mức 22%, trong đó khu vực thị trường Châu Đại Dương tăng cao nhất với 26,1%.
Nếu xét về thứ hạng các đối tác thương mại, trong số năm đối tác có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2012, thì có bốn đối tác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Trong số mười thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thì bảy thị trường thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những thị trường có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước là Hồng Kông (68%), Malaysia (61%), Lào (52%) và Thái Lan (50%).
Năm 2012 cũng đánh dấu những thành công đáng khích lệ khi Việt Nam xuất khẩu được số lượng lớn các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao và tìm kiếm được những thị trường mới cho các sản phẩm truyền thống trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó phải kể đến việc xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử các loại với tốc độ tăng trưởng đột biến trên 60% với hầu hết các thị trường trong khu vực. Ngoài ra, năm 2012 cũng ghi nhận thị trượng Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam với khối lượng cao kỷ lục, 1,7 triệu tấn, đạt 826 triệu USD (tăng 442% so với cùng kỳ năm ngoái).
Có thể khẳng định, thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện vẫn là thị trường mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh và là thị trường xuất khẩu tiềm năng do hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã và đang được ký kết.
Cụ thể, chúng ta đã có các hiệp định thương mại tự do ASEAN+ với với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand và Ấn độ trong khuôn khổ ASEAN. Đối với Nhật Bản, hai bên đã và đang triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán FTA song phương với Hàn Quốc và các FTA đa phương với các nước khác trong khu vực như RCEP và TPP.
- PV: Những nét bổ sung của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là gì và đâu là lợi thế cạnh tranh, thưa ông?
Ông Đào Ngọc Chương: Năm 2012 vừa qua là một năm nhiều biến động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế khu vực nàyg những năm gần đây luôn ở mức cao hơn các khu vực khác. Thêm vào đó, do nhu cầu và tính bổ sung trong cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương vẫn được coi là khu vực thị trường đang và sẽ đem lại những động lực mới và mạnh mẽ cho xuất khẩu Việt Nam.
Với đà tăng mạnh trong năm 2012, có thể tự tin về xu hướng chung đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tại khu vực này năm 2013 vẫn sẽ tăng trưởng ổn định.
Điều nổi bật nhất, Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực thị trường truyền thống đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, văn hóa, thị hiếu tiêu dùng khá tương đồng với người Việt nên doanh nghiệp có nhiều thuận lợi.
Đặc biệt, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc nên bên cạnh phương thức vận chuyển truyền thống bằng đường biển, trao đổi thương mại với thị trường này qua đường bộ cũng rất sôi động.
Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường lớn trong khu vực cũng là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp.
- PV: Trong năm 2013 được dự báo còn nhiều khó khăn, vậy theo ông các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xuất khẩu hàng hóa vào khu vực thị trường này?
Ông Đào Ngọc Chương: Vì đa phần là quy mô vừa và nhỏ nên khi xuất khẩu sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, doanh nghiệp Việt cần lưu ý hiểu rõ những đặc điểm của thị trường, xây dựng chiến lược xâm nhập, đẩy mạnh xuất khẩu tại từng thị trường trong khối.
Việc đa dạng hóa, cá biệt hóa sản phẩm xuất khẩu sang từng thị trường cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người dân nước sở tại là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng và đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm; vấn đề nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều rất quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa, tránh tình trạng bị kiện về tranh chấp thương hiệu, hay bị mất thương hiệu vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, yêu cầu mang tính phổ quát chung cho mọi thị trường là vấn đề nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Trong khi đó, dù không phải là khu vực thị trường quá khó tính nhưng Châu Á-Thái Bình Dương cũng đang ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và tác động môi trường của sản phẩm.
Để đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và sang khu vực này nói riêng, một điểm nữa doanh nghiệp cần lưu ý là phải tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức: tại các hội chợ triển lãm, qua Internet và các phương tiện thông tin khác.... bên cạnh việc tăng cường liên kết, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và để mất thị phần vào tay doanh nghiệp ngoại.
Xin cảm ơn ông./.
Dự báo năm 2013, theo ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam vào thị trường này vẫn sẽ tăng trưởng ổn định, đáp ứng nhu cầu và tính bổ sung trong phát triển kinh tế của các thị trường trong khu vực.
- PV: Xin ông cho biết những nét nổi bật trong quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thời gian qua?
Ông Đào Ngọc Chương: Năm 2012, thị trường Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ước đạt 57,3 tỷ USD, gấp 2,53 lần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu, và tăng 2,51 lần xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ và chiếm tỷ trọng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bất chấp những khó khăn chung của kinh tế trong nước và khu vực, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định và có mức tăng trưởng cao nhất so với các khu vực thị trường khác. Trong khi xuất khẩu sang thị trường châu Phi giảm, xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ đều tăng trưởng chậm lại so với 2011 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng khá ở mức 22%, trong đó khu vực thị trường Châu Đại Dương tăng cao nhất với 26,1%.
Nếu xét về thứ hạng các đối tác thương mại, trong số năm đối tác có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2012, thì có bốn đối tác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Trong số mười thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thì bảy thị trường thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những thị trường có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước là Hồng Kông (68%), Malaysia (61%), Lào (52%) và Thái Lan (50%).
Năm 2012 cũng đánh dấu những thành công đáng khích lệ khi Việt Nam xuất khẩu được số lượng lớn các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao và tìm kiếm được những thị trường mới cho các sản phẩm truyền thống trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó phải kể đến việc xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử các loại với tốc độ tăng trưởng đột biến trên 60% với hầu hết các thị trường trong khu vực. Ngoài ra, năm 2012 cũng ghi nhận thị trượng Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam với khối lượng cao kỷ lục, 1,7 triệu tấn, đạt 826 triệu USD (tăng 442% so với cùng kỳ năm ngoái).
Có thể khẳng định, thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện vẫn là thị trường mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh và là thị trường xuất khẩu tiềm năng do hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã và đang được ký kết.
Cụ thể, chúng ta đã có các hiệp định thương mại tự do ASEAN+ với với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand và Ấn độ trong khuôn khổ ASEAN. Đối với Nhật Bản, hai bên đã và đang triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán FTA song phương với Hàn Quốc và các FTA đa phương với các nước khác trong khu vực như RCEP và TPP.
- PV: Những nét bổ sung của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là gì và đâu là lợi thế cạnh tranh, thưa ông?
Ông Đào Ngọc Chương: Năm 2012 vừa qua là một năm nhiều biến động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế khu vực nàyg những năm gần đây luôn ở mức cao hơn các khu vực khác. Thêm vào đó, do nhu cầu và tính bổ sung trong cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương vẫn được coi là khu vực thị trường đang và sẽ đem lại những động lực mới và mạnh mẽ cho xuất khẩu Việt Nam.
Với đà tăng mạnh trong năm 2012, có thể tự tin về xu hướng chung đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tại khu vực này năm 2013 vẫn sẽ tăng trưởng ổn định.
Điều nổi bật nhất, Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực thị trường truyền thống đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, văn hóa, thị hiếu tiêu dùng khá tương đồng với người Việt nên doanh nghiệp có nhiều thuận lợi.
Đặc biệt, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc nên bên cạnh phương thức vận chuyển truyền thống bằng đường biển, trao đổi thương mại với thị trường này qua đường bộ cũng rất sôi động.
Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường lớn trong khu vực cũng là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp.
- PV: Trong năm 2013 được dự báo còn nhiều khó khăn, vậy theo ông các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xuất khẩu hàng hóa vào khu vực thị trường này?
Ông Đào Ngọc Chương: Vì đa phần là quy mô vừa và nhỏ nên khi xuất khẩu sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, doanh nghiệp Việt cần lưu ý hiểu rõ những đặc điểm của thị trường, xây dựng chiến lược xâm nhập, đẩy mạnh xuất khẩu tại từng thị trường trong khối.
Việc đa dạng hóa, cá biệt hóa sản phẩm xuất khẩu sang từng thị trường cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người dân nước sở tại là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng và đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm; vấn đề nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều rất quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa, tránh tình trạng bị kiện về tranh chấp thương hiệu, hay bị mất thương hiệu vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, yêu cầu mang tính phổ quát chung cho mọi thị trường là vấn đề nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Trong khi đó, dù không phải là khu vực thị trường quá khó tính nhưng Châu Á-Thái Bình Dương cũng đang ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và tác động môi trường của sản phẩm.
Để đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và sang khu vực này nói riêng, một điểm nữa doanh nghiệp cần lưu ý là phải tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức: tại các hội chợ triển lãm, qua Internet và các phương tiện thông tin khác.... bên cạnh việc tăng cường liên kết, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và để mất thị phần vào tay doanh nghiệp ngoại.
Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)