"Định vị thương hiệu Lúa gạo Việt Nam: Gạo Việt Nam - Ai bán? Ai mua" là chủ đề hội thảo do Ban tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần II – Sóc Trăng 2011 phối hợp tổ chức ngày 9/11.
Hội thảo đã thu hút 400 đại biểu, các nhà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo và các nhà khoa học của các viện, trường, tổ chức trong và ngoài nước tham dự.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo của giáo sư-tiến sỹ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, cho thấy trong năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, chỉ đứng sau Thái Lan (8 triệu tấn).
Nếu tính về tốc độ tăng sản lượng 40 triệu tấn/4 triệu hécta canh tác thì Việt Nam đã vượt xa Thái Lan (30 triệu tấn/10 triệu hécta). Tuy nhiên, giá trị thu về từ hạt gạo của Việt Nam còn kém so với Thái Lan và một số quốc gia khác trong khu vực.
Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phá mức kỷ lục của năm trước cả về giá và sản lượng. Tính đến cuối tháng 10/2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn gạo, thu về 3,3 tỷ USD (tăng 11,6% về lượng và 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010). Như vậy, để đạt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn trong năm 2011 như kế hoạch ban đầu là không khó.
Tuy nhiên theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường gạo của Việt Nam đang gặp khó khăn do các giao dịch trên thị trường khá trầm lắng và có sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ.
Thông tin từ Bộ Công Thương, Chính phủ Ấn Độ vừa cho phép bán ra 2 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn lúa mỳ mà không khống chế mức giá sàn. Hiện các doanh nghiệp Ấn Độ đang chào bán giá gạo khoảng 470-480 USD/tấn, thấp hơn so với giá gạo của Việt Nam khoảng 100 USD/tấn.
Thái Lan dù đang đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tiến hành thu mua lúa trong dân ở mức giá 15.000 baht/tấn, cao hơn gần 40% so với mức giá thị trường.
Theo ông Huệ, Việt Nam đang kẹt giữa một bên chính sách bảo hộ khiến giá lúa cao ngất ngưởng của Thái Lan và một bên là giá thấp của Ấn Độ. Trong điều kiện như thế, doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán hết sức cẩn thận để làm sao cân đối được sức ép của Ấn Độ và lợi thế từ Thái Lan.
Dự báo của VFA, trong năm tới Việt Nam phấn đấu đạt mức xuất khẩu bằng năm 2011 và hiện đơn vị đã có kế hoạch ký trước các hợp đồng với khoảng 600.000-800.000 tấn gạo, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu các tháng đầu năm 2012.
Hiện giá gạo Việt Nam đang nắm giữ vai trò dẫn dắt thị trường nhưng theo các chuyên gia kinh tế, phải đến thời điểm cuối năm mới có thể đánh giá chính xác được diễn biến thị trường và lúc đó, doanh nghiệp trong nước mới quyết định giá để ký kết các hợp đồng.
Nhìn về thị trường năm 2012, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng của Công ty phân tích thị trường AgroMonitor dự báo sẽ có nhiều yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đan xen tạo ra môi trường thương mại gạo nhiều biến động, rủi ro như thiên tai mất mùa làm mất cân đối cục bộ, khu vực; biến động tiền tệ và lạm phát lương thực; tác động của chính sách lương thực ở các nước xuất và nhập khẩu gạo lớn, nhất là chính sách nâng giá lúa và tự túc lương thực.
Việt Nam xuất khẩu không thay đổi nhiều do nguồn cung và khả năng giao hàng ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng hưởng lợi từ dự báo xuất khẩu Thái Lan giảm, song sẽ phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Ấn Độ và Pakistan.
Năm 2012 sản lượng lúa của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 41 triệu tấn. Các thị trường chính vẫn là các nước truyền thống ở châu Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và mở rộng thị phần gạo chất lượng cao tại Hong Kong, Trung Quốc.
Theo một số nhà kinh doanh lúa gạo thì Việt Nam cũng cần phải chú trọng đến gạo chất lượng cao nhằm hạn chế sự cạnh tranh gạo cấp thấp từ Ấn Độ và Pakistan. Trước mắt do thiên tai, nhiều quốc gia thiên về phòng thủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho chính mình… có thể sẽ làm căng thẳng thêm nguồn cung. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần tiếp tục theo dõi tác động của thị trường và không nên quá lạc quan với kịch bản tăng giá.
Hiện VFA đã tính toán đến việc cộng tác với các chuyên gia kinh tế cùng nhau thảo luận về những diễn biến kịp thời đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nhà nông...
Tại hội thảo, nhiều tham luận đã được thuyết trình quanh chủ đề về thị trường lúa gạo Việt Nam, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam hơn 20 năm qua; về tiềm năng thị trường nhập khẩu gạo của châu Á, châu Phi... Các đại biểu tích cực thảo luận quanh chủ đề làm thế nào để xây dựng và phát triển thương hiệu lúa gạo Việt Nam, nhận định tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới./.
Hội thảo đã thu hút 400 đại biểu, các nhà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo và các nhà khoa học của các viện, trường, tổ chức trong và ngoài nước tham dự.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo của giáo sư-tiến sỹ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, cho thấy trong năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, chỉ đứng sau Thái Lan (8 triệu tấn).
Nếu tính về tốc độ tăng sản lượng 40 triệu tấn/4 triệu hécta canh tác thì Việt Nam đã vượt xa Thái Lan (30 triệu tấn/10 triệu hécta). Tuy nhiên, giá trị thu về từ hạt gạo của Việt Nam còn kém so với Thái Lan và một số quốc gia khác trong khu vực.
Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phá mức kỷ lục của năm trước cả về giá và sản lượng. Tính đến cuối tháng 10/2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn gạo, thu về 3,3 tỷ USD (tăng 11,6% về lượng và 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010). Như vậy, để đạt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn trong năm 2011 như kế hoạch ban đầu là không khó.
Tuy nhiên theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường gạo của Việt Nam đang gặp khó khăn do các giao dịch trên thị trường khá trầm lắng và có sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ.
Thông tin từ Bộ Công Thương, Chính phủ Ấn Độ vừa cho phép bán ra 2 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn lúa mỳ mà không khống chế mức giá sàn. Hiện các doanh nghiệp Ấn Độ đang chào bán giá gạo khoảng 470-480 USD/tấn, thấp hơn so với giá gạo của Việt Nam khoảng 100 USD/tấn.
Thái Lan dù đang đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tiến hành thu mua lúa trong dân ở mức giá 15.000 baht/tấn, cao hơn gần 40% so với mức giá thị trường.
Theo ông Huệ, Việt Nam đang kẹt giữa một bên chính sách bảo hộ khiến giá lúa cao ngất ngưởng của Thái Lan và một bên là giá thấp của Ấn Độ. Trong điều kiện như thế, doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán hết sức cẩn thận để làm sao cân đối được sức ép của Ấn Độ và lợi thế từ Thái Lan.
Dự báo của VFA, trong năm tới Việt Nam phấn đấu đạt mức xuất khẩu bằng năm 2011 và hiện đơn vị đã có kế hoạch ký trước các hợp đồng với khoảng 600.000-800.000 tấn gạo, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu các tháng đầu năm 2012.
Hiện giá gạo Việt Nam đang nắm giữ vai trò dẫn dắt thị trường nhưng theo các chuyên gia kinh tế, phải đến thời điểm cuối năm mới có thể đánh giá chính xác được diễn biến thị trường và lúc đó, doanh nghiệp trong nước mới quyết định giá để ký kết các hợp đồng.
Nhìn về thị trường năm 2012, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng của Công ty phân tích thị trường AgroMonitor dự báo sẽ có nhiều yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đan xen tạo ra môi trường thương mại gạo nhiều biến động, rủi ro như thiên tai mất mùa làm mất cân đối cục bộ, khu vực; biến động tiền tệ và lạm phát lương thực; tác động của chính sách lương thực ở các nước xuất và nhập khẩu gạo lớn, nhất là chính sách nâng giá lúa và tự túc lương thực.
Việt Nam xuất khẩu không thay đổi nhiều do nguồn cung và khả năng giao hàng ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng hưởng lợi từ dự báo xuất khẩu Thái Lan giảm, song sẽ phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Ấn Độ và Pakistan.
Năm 2012 sản lượng lúa của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 41 triệu tấn. Các thị trường chính vẫn là các nước truyền thống ở châu Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và mở rộng thị phần gạo chất lượng cao tại Hong Kong, Trung Quốc.
Theo một số nhà kinh doanh lúa gạo thì Việt Nam cũng cần phải chú trọng đến gạo chất lượng cao nhằm hạn chế sự cạnh tranh gạo cấp thấp từ Ấn Độ và Pakistan. Trước mắt do thiên tai, nhiều quốc gia thiên về phòng thủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho chính mình… có thể sẽ làm căng thẳng thêm nguồn cung. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần tiếp tục theo dõi tác động của thị trường và không nên quá lạc quan với kịch bản tăng giá.
Hiện VFA đã tính toán đến việc cộng tác với các chuyên gia kinh tế cùng nhau thảo luận về những diễn biến kịp thời đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nhà nông...
Tại hội thảo, nhiều tham luận đã được thuyết trình quanh chủ đề về thị trường lúa gạo Việt Nam, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam hơn 20 năm qua; về tiềm năng thị trường nhập khẩu gạo của châu Á, châu Phi... Các đại biểu tích cực thảo luận quanh chủ đề làm thế nào để xây dựng và phát triển thương hiệu lúa gạo Việt Nam, nhận định tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới./.
Trung Hiếu (TTXVN/Vietnam+)