Ngày 15/9, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán CTG) tổ chức hội thảo Vietinbank’s Analyst Day với sự tham gia của các chuyên gia phân tích đến từ các tổ chức tài chính, chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Kỳ vọng tăng trong ngắn hạn
Tại Hội thảo, theo phân tích của các công ty chứng khoán, từ đầu tháng Tám đến nay, trên trường chứng khoán, sức mua đang thống trị và chưa thấy dấu hiệu bán. Đây là phản ứng tích cực của các nhà đầu tư trước các chính sách vĩ mô, đặc biệt từ phía Ngân hàng Nhà nước với những quy định mới về điều hành tỷ giá, chống đô la hóa, và mặt bằng lãi suất cho vay sẽ chỉ từ 17-19%/năm.
Các công ty chứng khoán cũng nhận định, trong thời gian vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt các biện pháp tương đối quyết liệt.
Biện pháp quan trọng nhất là khống chế mức trần lãi suất huy động ở mức 14% và áp đặt các chế tài đặc biệt trong hệ thống ngân hàng để buộc các ngân hàng phải tuân thủ trần lãi suất đó. Quan sát trên thị trường thấy mặt bằng lãi suất huy động đã giảm, điều này được khẳng định không chỉ trong hệ thống liên ngân hàng mà còn ở thị trường 1 và thị trường 2.
Trong ngành ngân hàng, giám đốc một quỹ đầu tư khẳng định, lợi nhuận lớn vẫn sẽ rơi vào những ngân hàng lớn và trên thị trường giá cổ phiếu thể hiện nội lực của ngân hàng cũng như những kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Ví như cổ phiếu CTG của VietinBank chính nội lực đã giúp ngăn đà suy giảm giá theo thị trường của cổ phiếu này. Tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng qua là 12,5%. Trong đó tỷ lệ cho vay “phi sản xuất” chỉ là 8% thấp hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổng tài sản đạt 425 nghìn tỷ đồng, cố gắng đến cuối năm đạt 450 nghìn tỷ, tăng 25%. Thị phần của Vietinbank là 15% toàn ngành.
Tại hội thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng tuyên bố sẽ chia cổ tức năm 2011 là 20% thay vì theo kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đề ra là 17%.
Đặc biệt, theo khuyến nghị của các chuyên gia chứng khoán, để đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng, có 2 yếu tố nền tảng để nhà đầu tư nên quan tâm khi đầu tư vào ngân hàng đó là tốc độ tăng trưởng và dự phòng rủi ro thì CTG khá hấp dẫn khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng này cao gấp hơn 2 lần rủi ro tiềm ẩn. Và cũng như những cổ phiếu được coi là “độc” trên thị trường, CTG có những kế hoạch lớn vươn mở ra nước ngoài, những kế hoạch kinh doanh độc chiêu vào các thị trường ngách hứa hẹn giá trị gia tăng lớn. Đó là những yếu tố để nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn danh mục đầu tư trong thời điểm hiện tại cũng như dài hạn.
Để chứng minh cho điều này, ông Đỗ Linh Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán CTS khẳng định: “Dòng vốn đầu tư mở tài khoản tại công ty chúng tôi đã tăng hơn. Hiện tại so với thời điểm tháng 8 vừa qua, giao dịch của công ty đã tăng tới 20-30%.”
Ông Phương cho rằng, thị trường chứng khoán khó có thể kéo dài đà tăng đến đầu 2012, tuy nhiên, vẫn có cơ hội đầu tư ngắn hạn. Phó tổng giám đốc CTS dự báo, mức kháng cự của VN-Index là khoảng 470-485 điểm, tương đương mức đỉnh tháng 8/2010.
"Tín hiệu mua xuất hiện từ giữa tháng Tám, đến nay vẫn còn và chưa có tín hiệu bán", ông Phương khẳng định và cho biết thêm, với sự phục hồi của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng trưởng vào đầu năm 2012. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các nhà đầu tư nên quan sát tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đưa nợ xấu về 1%
Ông Hùng cho biết, nợ xấu của ngân hàng từ mức 1,71% trong 6 tháng đầu năm đã lùi về còn 1,2%. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, trích dự phòng rủi ro của VietinBank hiện đang rất lớn, tương đương mức gấp đôi so nợ xấu. Theo đó, "ngân hàng hoàn toàn có khả năng ngay lập tức xóa được số nợ xấu này - xóa hết vẫn còn dư tiền."
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank lý giải, các ngân hàng thường để số nợ xấu phát sinh hết, đến tháng 11-12 mới tổ chức các cuộc họp rà soát lại và thực hiện xử lý rủi ro. Đồng thời, trả lời kiên quyết, "cuối năm nay tôi dứt khoát khống chế nợ xấu dưới 1%".
Hiện tại, cơ cấu dư nợ theo loại hình sở hữu tại Vietinbank có 37% là khối doanh nghiệp nhà nước, 42% là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 2% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 19% là cá nhân. Ông Hùng cho hay, nợ xấu của ngân hàng này lại chủ yếu nằm tại khu vực tư nhân.
Để có được tỷ lệ nợ xấu thấp thì trong 6 tháng đầu năm, Vietinbank đã tích cực giải quyết những tồn động từ khoản vay của Vinashin. Sau khi giải quyết thu hồi được nợ từ Vinashin, Vietinbank đã hoàn nhập dự phòng từ khoản cho vay này. Thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục siết chặt hơn điều kiện cho vay tín dụng với kế hoạch sử dụng vốn, mục tiêu và khả năng trả nợ rõ ràng.
Báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương mới đây (8/9) cho thấy, nợ xấu đang gia tăng trong các ngân hàng vốn Nhà nước. Trong đó, Vietcombank có nợ xấu chiếm tới 3,47% tổng dư nợ, Agribank là 6,67%.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 7 tỷ lệ nợ xấu là 3,04% trên tổng dư nợ cho vay so với mức 2,16% cuối năm 2010.
Về kế hoạch tăng vốn điều lệ thì trong tháng 10, Ngân hàng sẽ tăng vốn lệ lên 20.000 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 11 và 12 sẽ tiếp tục tăng vốn lên 26.000 – 27.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng mạnh cùng với các kế hoạch huy động vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế từ nay đến cuối năm 2011 và huy động từ các tổ chức định chế tài chính lớn trên thế giới.
Con đường ra thế giới càng gần hơn khi mới đầu tháng 9, VietinBank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đặt trụ sở tại châu Âu với địa chỉ là Frankfurt (Đức) và trong tháng 11 hoặc 12, chi nhánh tại Berlin cũng sẽ chính thức được khai trương. Việc cọ sát và kinh doanh cùng các ngân hàng hàng đầu thế giới tại đây sẽ cho VietinBank những kinh nghiệm để tới đây hiện thực hóa mục tiêu thành lập ngân hàng tại nước ngoài với các điểm đến mở rộng ở châu Âu như Anh, Pháp và các nước láng giềng trong khu vực châu Á như Lào./.
Kỳ vọng tăng trong ngắn hạn
Tại Hội thảo, theo phân tích của các công ty chứng khoán, từ đầu tháng Tám đến nay, trên trường chứng khoán, sức mua đang thống trị và chưa thấy dấu hiệu bán. Đây là phản ứng tích cực của các nhà đầu tư trước các chính sách vĩ mô, đặc biệt từ phía Ngân hàng Nhà nước với những quy định mới về điều hành tỷ giá, chống đô la hóa, và mặt bằng lãi suất cho vay sẽ chỉ từ 17-19%/năm.
Các công ty chứng khoán cũng nhận định, trong thời gian vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt các biện pháp tương đối quyết liệt.
Biện pháp quan trọng nhất là khống chế mức trần lãi suất huy động ở mức 14% và áp đặt các chế tài đặc biệt trong hệ thống ngân hàng để buộc các ngân hàng phải tuân thủ trần lãi suất đó. Quan sát trên thị trường thấy mặt bằng lãi suất huy động đã giảm, điều này được khẳng định không chỉ trong hệ thống liên ngân hàng mà còn ở thị trường 1 và thị trường 2.
Trong ngành ngân hàng, giám đốc một quỹ đầu tư khẳng định, lợi nhuận lớn vẫn sẽ rơi vào những ngân hàng lớn và trên thị trường giá cổ phiếu thể hiện nội lực của ngân hàng cũng như những kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Ví như cổ phiếu CTG của VietinBank chính nội lực đã giúp ngăn đà suy giảm giá theo thị trường của cổ phiếu này. Tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng qua là 12,5%. Trong đó tỷ lệ cho vay “phi sản xuất” chỉ là 8% thấp hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổng tài sản đạt 425 nghìn tỷ đồng, cố gắng đến cuối năm đạt 450 nghìn tỷ, tăng 25%. Thị phần của Vietinbank là 15% toàn ngành.
Tại hội thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng tuyên bố sẽ chia cổ tức năm 2011 là 20% thay vì theo kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đề ra là 17%.
Đặc biệt, theo khuyến nghị của các chuyên gia chứng khoán, để đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng, có 2 yếu tố nền tảng để nhà đầu tư nên quan tâm khi đầu tư vào ngân hàng đó là tốc độ tăng trưởng và dự phòng rủi ro thì CTG khá hấp dẫn khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng này cao gấp hơn 2 lần rủi ro tiềm ẩn. Và cũng như những cổ phiếu được coi là “độc” trên thị trường, CTG có những kế hoạch lớn vươn mở ra nước ngoài, những kế hoạch kinh doanh độc chiêu vào các thị trường ngách hứa hẹn giá trị gia tăng lớn. Đó là những yếu tố để nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn danh mục đầu tư trong thời điểm hiện tại cũng như dài hạn.
Để chứng minh cho điều này, ông Đỗ Linh Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán CTS khẳng định: “Dòng vốn đầu tư mở tài khoản tại công ty chúng tôi đã tăng hơn. Hiện tại so với thời điểm tháng 8 vừa qua, giao dịch của công ty đã tăng tới 20-30%.”
Ông Phương cho rằng, thị trường chứng khoán khó có thể kéo dài đà tăng đến đầu 2012, tuy nhiên, vẫn có cơ hội đầu tư ngắn hạn. Phó tổng giám đốc CTS dự báo, mức kháng cự của VN-Index là khoảng 470-485 điểm, tương đương mức đỉnh tháng 8/2010.
"Tín hiệu mua xuất hiện từ giữa tháng Tám, đến nay vẫn còn và chưa có tín hiệu bán", ông Phương khẳng định và cho biết thêm, với sự phục hồi của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng trưởng vào đầu năm 2012. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các nhà đầu tư nên quan sát tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đưa nợ xấu về 1%
Ông Hùng cho biết, nợ xấu của ngân hàng từ mức 1,71% trong 6 tháng đầu năm đã lùi về còn 1,2%. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, trích dự phòng rủi ro của VietinBank hiện đang rất lớn, tương đương mức gấp đôi so nợ xấu. Theo đó, "ngân hàng hoàn toàn có khả năng ngay lập tức xóa được số nợ xấu này - xóa hết vẫn còn dư tiền."
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank lý giải, các ngân hàng thường để số nợ xấu phát sinh hết, đến tháng 11-12 mới tổ chức các cuộc họp rà soát lại và thực hiện xử lý rủi ro. Đồng thời, trả lời kiên quyết, "cuối năm nay tôi dứt khoát khống chế nợ xấu dưới 1%".
Hiện tại, cơ cấu dư nợ theo loại hình sở hữu tại Vietinbank có 37% là khối doanh nghiệp nhà nước, 42% là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 2% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 19% là cá nhân. Ông Hùng cho hay, nợ xấu của ngân hàng này lại chủ yếu nằm tại khu vực tư nhân.
Để có được tỷ lệ nợ xấu thấp thì trong 6 tháng đầu năm, Vietinbank đã tích cực giải quyết những tồn động từ khoản vay của Vinashin. Sau khi giải quyết thu hồi được nợ từ Vinashin, Vietinbank đã hoàn nhập dự phòng từ khoản cho vay này. Thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục siết chặt hơn điều kiện cho vay tín dụng với kế hoạch sử dụng vốn, mục tiêu và khả năng trả nợ rõ ràng.
Báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương mới đây (8/9) cho thấy, nợ xấu đang gia tăng trong các ngân hàng vốn Nhà nước. Trong đó, Vietcombank có nợ xấu chiếm tới 3,47% tổng dư nợ, Agribank là 6,67%.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 7 tỷ lệ nợ xấu là 3,04% trên tổng dư nợ cho vay so với mức 2,16% cuối năm 2010.
Về kế hoạch tăng vốn điều lệ thì trong tháng 10, Ngân hàng sẽ tăng vốn lệ lên 20.000 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 11 và 12 sẽ tiếp tục tăng vốn lên 26.000 – 27.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng mạnh cùng với các kế hoạch huy động vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế từ nay đến cuối năm 2011 và huy động từ các tổ chức định chế tài chính lớn trên thế giới.
Con đường ra thế giới càng gần hơn khi mới đầu tháng 9, VietinBank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đặt trụ sở tại châu Âu với địa chỉ là Frankfurt (Đức) và trong tháng 11 hoặc 12, chi nhánh tại Berlin cũng sẽ chính thức được khai trương. Việc cọ sát và kinh doanh cùng các ngân hàng hàng đầu thế giới tại đây sẽ cho VietinBank những kinh nghiệm để tới đây hiện thực hóa mục tiêu thành lập ngân hàng tại nước ngoài với các điểm đến mở rộng ở châu Âu như Anh, Pháp và các nước láng giềng trong khu vực châu Á như Lào./.
Thúy Hà (Vietnam+)