Thị trường mới nổi ít tổn thương trước sốc tài chính

Trong hai thập niên qua, các nền kinh tế mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á đã hội nhập sâu rộng vào các hệ thống tài chính của phần còn lại của thế giới.

Trong giai đoạn đầu, sự hội nhập sâu rộng này mang lại nhiều nguy cơ mỗi khi có những thảm họa kinh tế - tài chính xảy ra tại các nước phát triển. Tuy nhiên, theo IMF, ngày nay các thị trường mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á lại ít bị tổn thương hơn khi phải đối mặt những cú sốc tài chính toàn cầu.
Trong hai thập niên qua, các nền kinh tế mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á đã hội nhập sâu rộng vào các hệ thống tài chính của phần còn lại của thế giới.

Trong giai đoạn đầu, sự hội nhập sâu rộng này mang lại nhiều nguy cơ mỗi khi có những thảm họa kinh tế - tài chính xảy ra tại các nước phát triển. Tuy nhiên, ngày nay các thị trường mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á lại ít bị tổn thương hơn khi phải đối mặt những cú sốc tài chính toàn cầu.

Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy mặc dù có sự hội nhập tài chính khá nhanh trong vòng 20 năm qua, nhưng việc củng cố vững chắc những nền tảng cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô ở hầu hết các nền kinh tế thị trường đang nổi lên (EME) đã giúp cho họ ít bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra những năm qua.

Camilo Tovar - chuyên gia cao cấp của IMF, chuyên nghiên cứu về thị trường mới nổi và là một trong những tác giả của nghiên cứu - nói: "Khi những cú sốc tài chính toàn cầu xảy ra, hội nhập tài chính sẽ khiến các quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái cố định phải chịu những tác động lớn hơn nhiều so với những nước có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Tỷ giá hối đoái không linh hoạt có thể che lấp những thông tin cần thiết giúp thị trường hoạt động đúng hướng và có thể làm phát sinh các vấn đề kinh tế đột ngột."

Kinh nghiệm cho thấy các quốc gia hội nhập với những nền tảng cơ bản vững chắc nhưng lại có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì trong những cú sốc tài chính đã duy trì được trạng thái tốt hơn so với các nước chưa hội nhập.

Các chuyên gia nghiên cứu của IMF đã sử dụng thước đo hội nhập tài chính của 40 nền kinh tế thị trường mới nổi trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 (nhất là từ năm 1997), thông qua việc cân đối tài sản và nợ nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội của từng nước. Kết quả là các nền kinh tế của Mỹ Latinh và châu Á đã có sự cải thiện rõ nét về khả năng phục hồi sau những cú sốc tài chính, nhanh hơn nhiều so với các nước ở châu Âu.

Các cú sốc tài chính tương sự như "sự kiện phá sản Lehman Brothers" (tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ) có thể gây tổn thất cho các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ Latinh khoảng 1,25% GDP, so với 2,25% trong nền kinh tế mới nổi của châu Âu, chẳng hạn như Hungary, Látvia và Estonia, ngay cả sau khi các nước này đã kiểm soát được tình hình.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù các thị trường mới nổi sẽ vẫn bị tổn thương trước những cú sốc, song trong khi hội nhập tài chính, họ đã kết hợp được sức mạnh kinh tế với một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt. Và điều đó đã mang lại lợi ích - chứ không phải là một gánh nặng - đối với các nền kinh tế này trong thời điểm khó khăn.

Trong khi đó, ngành chế tạo của các nước Đông Nam Á đã phát triển nhanh chóng những năm gần đây và nhiều mặt hàng chất lượng tốt, giá rẻ đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Điển hình, tại Thái Lan, xe hơi, đồ điện gia dụng và sản phẩm điện tử đã trở thành trụ cột trong ngành chế tạo của nước này, và là nước sản xuất ổ cứng máy tính lớn thứ hai thế giới.

Singapore, một quốc gia công nghiệp hùng mạnh khác của Đông Nam Á, cũng chiếm thị phần cực kỳ quan trọng trong thị trường sửa chữa, bảo trì máy bay hàng không dân dụng toàn cầu. Công ty khoa học, công nghệ vũ trụ chuyên về sửa chữa máy bay của Singapore đã nhiều năm liên tiếp xếp hàng đầu trong các công ty sửa chữa máy bay hàng không dân dụng trên thế giới.

Trong khi Philippines cũng chú trọng phát triển ngành chế tạo và việc xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn điện tử đã trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của quốc gia này.

Ngoài Thái Lan và Singapore là những nước có ngành công nghiệp chế tạo cất bước khá sớm trong các nước Đông Nam Á, tiến triển trong ngành chế tạo của Việt Nam vài năm trở lại đây cũng được mọi người ghi nhận. Việc hãng sản xuất giày và đồ dùng thể thao Nike chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam đã nói lên sự trỗi dậy nhanh chóng của ngành chế tạo Việt Nam. Năm 2000, Trung Quốc sản xuất tới 40% giày thể thao Nike toàn thế giới, xếp số một toàn cầu, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 13% thị phần.

Theo hãng tin UPI, Nike đang ngày càng dựa vào các nhà máy gia công của Việt Nam khi giá nhân công ở Trung Quốc trong vài năm gần đây đã mất đi lợi thế cạnh tranh so với thị trường lao động Việt Nam. Sau đó, sản lượng tại Trung Quốc giảm dần trong khi sản lượng tại Việt Nam lại tăng lên từng năm. Đến năm 2010, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành nước sản xuất giày Nike lớn nhất thế giới.

Với lực lượng lao động dồi dào và giá thành sản xuất thấp hơn Trung Quốc, những năm gần đây rất nhiều các hãng nổi tiếng thế giới đồng loạt đầu tư vào thị trường Việ̣t Nam và mở nhà máy sản xuất. Thêm vào đó, cùng với Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có thể xuất sang 9 nước ASEAN khác và Trung Quốc với giá rất thấp. Đây cũng là một nguyên nhân mà các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt đầu tư vào Việt Nam./.

Ngọc Tiến (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục