Giá ngũ cốc có chiều hướng đi xuống trong phần lớn thời gian giao dịch tuần qua, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên làm giảm sức hấp dẫn của nông sản bởi các loại hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
Bên cạnh đó, sự yếu kém của các thị trường hàng hóa khác cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư.
Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng đồng USD tăng giá do quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone đã làm giá lúa mì giảm tới 4 phiên và rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 11/8. Chỉ số USD, thước đo đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt thế giới, đã tăng hơn 1% lên 77,7 điểm.
Ngoài ra, triển vọng thời tiết có mưa ở các bình nguyên phía nam và sự cạnh tranh xuất khẩu gia tăng từ các nước đối thủ ở biển Đen như Nga và Ukraine đã làm giảm sức hấp dẫn của lúa mì.
Chốt phiên cuối tuần 9/9 tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ), giá lúa mì giao tháng 12/2011 giảm 8,25 xu (1,1%) xuống 7,2975 USD/bushel.
Tuy nhiên, ngô và đậu tương lại đảo chiều tăng giá trong phiên cuối tuần 9/9 do dự báo sắp có đợt sương giá tràn qua vùng Midwest và xuất khẩu lúa mì của Mỹ tăng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong tuần kết thúc vào 1/9, các công ty đã xuất khẩu được 870.600 tấn ngô và 484.993 tấn đậu tương, cao hơn dự đoán của thị trường. Giới kinh doanh ngũ cốc dự đoán sản lượng ngô sẽ giảm 400 triệu bushel và dự trữ cuối niên vụ giảm 75 triệu bushel.
Cũng tại CBOT cuối ngày 9/9 giá ngô giao tháng 12/2011 tăng 2,5 xu (0,34%) lên 7,365 USD/bushel và giá đậu tương giao tháng 11/2011 tăng 8,5 xu (0,6%) lên 14,2675 USD/bushel.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá ngũ cốc tăng thời gian qua chủ yếu là do cầu không theo kịp cung, cho dù sản lượng có tăng. Dự trữ ngũ cốc thế giới sẽ vẫn ở mức thấp, khiến giá cả sẽ tiếp tục tăng và dễ biến động vì cân bằng cung- cầu vẫn không ổn định, bất chấp sản xuất gia tăng.
Trong tháng Tám giá lúa mì tăng trung bình 9% do nhu cầu lúa mì cho chăn nuôi tăng mạnh và nguồn cung lúa mì chất lượng cao giảm. FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm nay sẽ tăng 3,5% lên 2,315 tỷ tấn, trong đó sản lượng lúa mì có thể tăng 3,2%./.
Bên cạnh đó, sự yếu kém của các thị trường hàng hóa khác cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư.
Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng đồng USD tăng giá do quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone đã làm giá lúa mì giảm tới 4 phiên và rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 11/8. Chỉ số USD, thước đo đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt thế giới, đã tăng hơn 1% lên 77,7 điểm.
Ngoài ra, triển vọng thời tiết có mưa ở các bình nguyên phía nam và sự cạnh tranh xuất khẩu gia tăng từ các nước đối thủ ở biển Đen như Nga và Ukraine đã làm giảm sức hấp dẫn của lúa mì.
Chốt phiên cuối tuần 9/9 tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ), giá lúa mì giao tháng 12/2011 giảm 8,25 xu (1,1%) xuống 7,2975 USD/bushel.
Tuy nhiên, ngô và đậu tương lại đảo chiều tăng giá trong phiên cuối tuần 9/9 do dự báo sắp có đợt sương giá tràn qua vùng Midwest và xuất khẩu lúa mì của Mỹ tăng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong tuần kết thúc vào 1/9, các công ty đã xuất khẩu được 870.600 tấn ngô và 484.993 tấn đậu tương, cao hơn dự đoán của thị trường. Giới kinh doanh ngũ cốc dự đoán sản lượng ngô sẽ giảm 400 triệu bushel và dự trữ cuối niên vụ giảm 75 triệu bushel.
Cũng tại CBOT cuối ngày 9/9 giá ngô giao tháng 12/2011 tăng 2,5 xu (0,34%) lên 7,365 USD/bushel và giá đậu tương giao tháng 11/2011 tăng 8,5 xu (0,6%) lên 14,2675 USD/bushel.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá ngũ cốc tăng thời gian qua chủ yếu là do cầu không theo kịp cung, cho dù sản lượng có tăng. Dự trữ ngũ cốc thế giới sẽ vẫn ở mức thấp, khiến giá cả sẽ tiếp tục tăng và dễ biến động vì cân bằng cung- cầu vẫn không ổn định, bất chấp sản xuất gia tăng.
Trong tháng Tám giá lúa mì tăng trung bình 9% do nhu cầu lúa mì cho chăn nuôi tăng mạnh và nguồn cung lúa mì chất lượng cao giảm. FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm nay sẽ tăng 3,5% lên 2,315 tỷ tấn, trong đó sản lượng lúa mì có thể tăng 3,2%./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)