Hòa theo diễn biến tích cực của các thị trường hàng hóa toàn cầu, giá các mặt hàng nông sản cũng đua nhau đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/2, khi giới đầu tư đã phần nào trút bỏ được mối lo về nguy cơ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ thu hẹp hoặc dừng hẳn các chương trình nới lỏng có định lượng (QE).
Chốt phiên này, giá đường đã phục hồi sau khi tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm rưỡi qua tại thị trường New York do nguồn cung phong phú.
Tại sàn LIFFE (Anh), giá đường trắng giao tháng 5/2013 tăng từ mức 491,30 USD/tấn lên 501,90 USD/tấn. Còn tại sàn NYBOT-ICE (Mỹ), giá đường thô giao cùng kỳ hạn cũng tiến lên mức 18,05 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454kg), so với mức giá 17,85 xu/lb của phiên cuối tuần trước.
Trước đó, giá đường liên tục giảm mạnh do sự đi lên của đồng USD, sau khi FED công bố biên bản cuộc họp chính sách hồi tháng 1/2013, cho thấy nhiều khả năng thể chế tài chính này sẽ tiến hành thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, triển vọng nguồn cung tăng mạnh nhờ mùa vụ tốt tại Brazil cũng tác động xấu tới giá đường.
Tuy nhiên, việc Hiệp hội nhà máy đường Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil - vừa cho biết sản lượng đường tại nước này đã sụt giảm từ tháng 10/2012, khi giá đường trong nước giảm do nhập khẩu giá rẻ và thời tiết khô làm hạn chế diện tích trồng mía, đã góp phần vào đà tăng giá đường phiên cuối tuần.
Ông Srinivaasan, Chủ tịch hiệp hội cho biết, sản xuất đường có thể sẽ trượt khỏi mốc 24 triệu tấn trong niên vụ kết thúc vào 30/9. Sự sụt giảm giá đường ở địa phương sẽ gây trở ngại cho các nhà máy đường thực hiện thanh toán kịp thời cho nông dân, khiến người trồng mía chuyển sang các cây trồng khác.
Tuy nhiên, ông không đưa ra dự báo cho niên vụ 2013-2014, giữa bối cảnh các vùng trồng mía đường tại bang Maharashtra và Karnataka - nơi chiếm 45% sản lượng đường của Ấn Độ - bị hạn hán suốt 24 tháng qua, ảnh hưởng xấu tới những cây trồng vụ Đông.
Cũng trong phiên này, giá càphê cũng bật tăng trở lại do sự bùng phát bệnh dịch nấm tràn lan ở Trung Mỹ. Giới chuyên gia dự đoán rằng trong vụ thu hoạch càphê năm nay, khu vực này có thể mất ít nhất 20% sản lưởng càphê và con số này có gia tăng trong niên vụ tới.
Đóng cửa phiên giao dịch 22/2, giá càphê robusta (vối) giao tháng 5/2013 tại thị trường Anh tăng từ mức 2.055 USD/tấn của tuần trước lên mức 2.090 USD/tấn.
Còn tại thị trường Mỹ, giá càphê arabica (chè) giao cùng kỳ hạn cũng tiến từ mức 140,50 xu Mỹ/lb lên 143,15 xu/lb. Chuyên gia ngân hàng Macquarie dự báo, nhu cầu đối với càphê arabica sẽ phục hồi 1,5% lên 75,2 triệu bao và nhu cầu robusta tăng 1% lên 62,5 triệu bao trong niên vụ 2012/2013.
Tuy nhiên, giới kinh doanh càphê lo ngại rằng, đà tăng giá của mặt hàng này khó có thể duy trì, sau khi Tổng thống Uganda mới đây đã tuyên bố rằng nhà xuất khẩu càphê lớn nhất châu Phi này đang có kế hoạch tăng sản lượng càphê lên gấp bốn lần trong vài năm tới do lợi nhuận từ tiêu thụ càphê toàn cầu tăng cao và để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, giá cao su trong phiên giao dịch cuối tuần này lại tiếp tục lùi sâu, sau khi tụt xuống mức thấp nhất gần hai tháng qua trong phiên giao dịch ngày 20/2, đánh dấu phiên mất giá thứ ba liên tiếp của mặt hàng này, do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ suy yếu trên toàn cầu, nhất là khi nguồn cung cao su từ Thái Lan nhiều khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới, sau khi nước này kết thúc chương trình hỗ trợ giá theo kế hoạch.
Hideshi Matsunaga, chuyên gia phân tích tại công ty môi giới ACE Koeki ở Tokyo nhận định: “Khi giá cao su kỳ hạn đã hồi phục đáng kể kể từ khi Thái Lan đưa ra các biện pháp hỗ trợ giá, chính phủ nước này có thể không thấy bất kỳ lý do gì để tiếp tục chương trình này thêm nữa, vì vậy giá mặt hàng này sẽ tiếp tục xu hướng đi xuống.”
Tuy vậy, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp Thái Lan Yuttapong Charasathien cho biết, Chính phủ Thái Lan sẽ xem xét chương trình hỗ trợ giá mới bằng cách mua hàng hóa từ nông dân khi chương trình hiện nay hết hạn vào cuối tháng 3/2013.
Khép lại tuần này, tại thị trường Malaysia, giá cao su giảm từ mức 305,75 xu/kg xuống 292,40 xu/kg./.
Chốt phiên này, giá đường đã phục hồi sau khi tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm rưỡi qua tại thị trường New York do nguồn cung phong phú.
Tại sàn LIFFE (Anh), giá đường trắng giao tháng 5/2013 tăng từ mức 491,30 USD/tấn lên 501,90 USD/tấn. Còn tại sàn NYBOT-ICE (Mỹ), giá đường thô giao cùng kỳ hạn cũng tiến lên mức 18,05 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454kg), so với mức giá 17,85 xu/lb của phiên cuối tuần trước.
Trước đó, giá đường liên tục giảm mạnh do sự đi lên của đồng USD, sau khi FED công bố biên bản cuộc họp chính sách hồi tháng 1/2013, cho thấy nhiều khả năng thể chế tài chính này sẽ tiến hành thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, triển vọng nguồn cung tăng mạnh nhờ mùa vụ tốt tại Brazil cũng tác động xấu tới giá đường.
Tuy nhiên, việc Hiệp hội nhà máy đường Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil - vừa cho biết sản lượng đường tại nước này đã sụt giảm từ tháng 10/2012, khi giá đường trong nước giảm do nhập khẩu giá rẻ và thời tiết khô làm hạn chế diện tích trồng mía, đã góp phần vào đà tăng giá đường phiên cuối tuần.
Ông Srinivaasan, Chủ tịch hiệp hội cho biết, sản xuất đường có thể sẽ trượt khỏi mốc 24 triệu tấn trong niên vụ kết thúc vào 30/9. Sự sụt giảm giá đường ở địa phương sẽ gây trở ngại cho các nhà máy đường thực hiện thanh toán kịp thời cho nông dân, khiến người trồng mía chuyển sang các cây trồng khác.
Tuy nhiên, ông không đưa ra dự báo cho niên vụ 2013-2014, giữa bối cảnh các vùng trồng mía đường tại bang Maharashtra và Karnataka - nơi chiếm 45% sản lượng đường của Ấn Độ - bị hạn hán suốt 24 tháng qua, ảnh hưởng xấu tới những cây trồng vụ Đông.
Cũng trong phiên này, giá càphê cũng bật tăng trở lại do sự bùng phát bệnh dịch nấm tràn lan ở Trung Mỹ. Giới chuyên gia dự đoán rằng trong vụ thu hoạch càphê năm nay, khu vực này có thể mất ít nhất 20% sản lưởng càphê và con số này có gia tăng trong niên vụ tới.
Đóng cửa phiên giao dịch 22/2, giá càphê robusta (vối) giao tháng 5/2013 tại thị trường Anh tăng từ mức 2.055 USD/tấn của tuần trước lên mức 2.090 USD/tấn.
Còn tại thị trường Mỹ, giá càphê arabica (chè) giao cùng kỳ hạn cũng tiến từ mức 140,50 xu Mỹ/lb lên 143,15 xu/lb. Chuyên gia ngân hàng Macquarie dự báo, nhu cầu đối với càphê arabica sẽ phục hồi 1,5% lên 75,2 triệu bao và nhu cầu robusta tăng 1% lên 62,5 triệu bao trong niên vụ 2012/2013.
Tuy nhiên, giới kinh doanh càphê lo ngại rằng, đà tăng giá của mặt hàng này khó có thể duy trì, sau khi Tổng thống Uganda mới đây đã tuyên bố rằng nhà xuất khẩu càphê lớn nhất châu Phi này đang có kế hoạch tăng sản lượng càphê lên gấp bốn lần trong vài năm tới do lợi nhuận từ tiêu thụ càphê toàn cầu tăng cao và để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, giá cao su trong phiên giao dịch cuối tuần này lại tiếp tục lùi sâu, sau khi tụt xuống mức thấp nhất gần hai tháng qua trong phiên giao dịch ngày 20/2, đánh dấu phiên mất giá thứ ba liên tiếp của mặt hàng này, do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ suy yếu trên toàn cầu, nhất là khi nguồn cung cao su từ Thái Lan nhiều khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới, sau khi nước này kết thúc chương trình hỗ trợ giá theo kế hoạch.
Hideshi Matsunaga, chuyên gia phân tích tại công ty môi giới ACE Koeki ở Tokyo nhận định: “Khi giá cao su kỳ hạn đã hồi phục đáng kể kể từ khi Thái Lan đưa ra các biện pháp hỗ trợ giá, chính phủ nước này có thể không thấy bất kỳ lý do gì để tiếp tục chương trình này thêm nữa, vì vậy giá mặt hàng này sẽ tiếp tục xu hướng đi xuống.”
Tuy vậy, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp Thái Lan Yuttapong Charasathien cho biết, Chính phủ Thái Lan sẽ xem xét chương trình hỗ trợ giá mới bằng cách mua hàng hóa từ nông dân khi chương trình hiện nay hết hạn vào cuối tháng 3/2013.
Khép lại tuần này, tại thị trường Malaysia, giá cao su giảm từ mức 305,75 xu/kg xuống 292,40 xu/kg./.
Minh Trang (TTXVN)