Theo nhận định của Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), trong thời điểm đầu năm 2010 do ảnh hưởng của việc nâng tỷ giá Việt Nam đồng/USD, cùng với các thông tin giá điện, giá than tăng nên giá phân bón có biến động nhích lên.
Tuy nhiên, giá phân bón thế giới có xu hướng đi xuống, lượng urê còn tồn khá nhiều.
Do vậy, trong ngắn hạn, giá urê thị trường nội địa khó có biến động tăng giá, thậm chí dự báo sẽ giảm nhẹ nếu thị trường thế giới trong các phiên giao dịch tới tiếp tục đi xuống.
Theo số liệu của FAV công bố ngày 12/3, ước tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm nay, tổng hợp các loại phân bón nhập khẩu, tồn kho và sản xuất trong nước thì nguồn cung phân bón sẽ vào khoảng 576.000 tấn.
Trong tháng 4 dự kiến cả nước sẽ sản xuất thêm được 85.000 tấn urê, 30.000 tấn DAP. Vì vậy, khả năng cung ứng phân bón cho vụ hè thu cơ bản là đủ.
Hiện nhu cầu sử dụng phân bón của cả nước ước khoảng 670.000 tấn, trong đó nhu cầu cho vụ lúa Hè Thu và cây công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong các tháng tới là 440.000 tấn./.
Tuy nhiên, giá phân bón thế giới có xu hướng đi xuống, lượng urê còn tồn khá nhiều.
Do vậy, trong ngắn hạn, giá urê thị trường nội địa khó có biến động tăng giá, thậm chí dự báo sẽ giảm nhẹ nếu thị trường thế giới trong các phiên giao dịch tới tiếp tục đi xuống.
Theo số liệu của FAV công bố ngày 12/3, ước tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm nay, tổng hợp các loại phân bón nhập khẩu, tồn kho và sản xuất trong nước thì nguồn cung phân bón sẽ vào khoảng 576.000 tấn.
Trong tháng 4 dự kiến cả nước sẽ sản xuất thêm được 85.000 tấn urê, 30.000 tấn DAP. Vì vậy, khả năng cung ứng phân bón cho vụ hè thu cơ bản là đủ.
Hiện nhu cầu sử dụng phân bón của cả nước ước khoảng 670.000 tấn, trong đó nhu cầu cho vụ lúa Hè Thu và cây công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong các tháng tới là 440.000 tấn./.
Liên Phương (Vietnam+)