Tại New York phiên 28/6, giá vàng lại vượt qua mốc 1.500 USD/ounce, chấm dứt 3 phiên đi xuống liên tiếp, trong bối cảnh thị trường hy vọng Quốc hội Hy Lạp sẽ thông qua các biện pháp khắc khổ vốn không được lòng dân.
Giá vàng cũng phải chịu sức ép khi hoạt động bán ra được đẩy lên và cả từ phía các yếu tố kỹ thuật. Tâm lý lo ngại về tình trạng kinh tế sa sút và mối lo về nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ để đối phó với lạm phát. Giá vàng mặc dù có tăng trong phiên 28/6, nhưng vẫn giảm gần 4% nếu tính chung 4 phiên vừa qua.
Vào lúc 19 giờ 09 GMT, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.499,4 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 8/2011 cũng tăng 3,8 USD lên 1.500,2 USD/ounce. Trong phiên 28/6, giá vàng tại hợp đồng này dao động từ 1.495,5-1.507 USD/ounce.
Phiên 28/6, đồng euro tăng giá 0,6% so với đồng USD. Đồng tiền chung châu Âu mạnh lên có thể giúp vàng tăng giá, bất chấp kim loại quý này bị giảm bớt sức mạnh của một "nơi trú ẩn an toàn" do tâm lý lo ngại về Hy Lạp lắng dịu.
Michael Lewis, phụ trách mảng nghiên cứu hàng hóa ở Deutsche Bank nhận định nếu tình hình ở châu Âu sáng sủa hơn, và nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất vào tháng 9 và tháng 12, thì đồng euro có thể là nhân tố hỗ trợ tích cực cho giá vàng.
Quốc hội Hy Lạp sẽ tiến hành biểu quyết về chương trình "thắt lưng buộc bụng" trong hai ngày 29 và 30/6. Đây là điều kiện để Athens được nhận tiếp sự cứu viện từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Có tin đồn rằng các quan chức EU đang thảo luận về một kế hoạch ứng phó trong trường hợp Quốc hội Hy Lạp bác bỏ gói các biện pháp khắc khổ.
Một thông tin có lợi cho giá vàng đó là cứ 6 ngân hàng châu Âu có 1 ngân hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn của cuộc sát hạch về "sức khỏe tài chính" của EU. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng hoạt động mua vàng vẫn yếu trong những tháng Hè, nhất là trong bối cảnh chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc vào cuối tháng Sáu này.
Tại New York phiên 28/6, giá bạc tăng 0,7% lên 33,76 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,2% lên 1.691,25 USD/ounce và palađi tăng 1,5% lên 735,72 USD/ounce.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 28/6, tại thị trường London, giá vàng phục hồi ở trên mức 1.500 USD/ounce.
Ở thời điểm cuối tháng 5/2011, giá vàng tính theo đồng euro đã lập mức cao kỷ lục trên 1.088 euro/ounce. Dự báo, trong dài hạn, vàng sẽ nhận được sự ủng hộ của một loạt nhân tố: môi trường lãi suất thấp, đồng USD suy yếu, và nhu cầu tiêu dùng tăng./.
Giá vàng cũng phải chịu sức ép khi hoạt động bán ra được đẩy lên và cả từ phía các yếu tố kỹ thuật. Tâm lý lo ngại về tình trạng kinh tế sa sút và mối lo về nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ để đối phó với lạm phát. Giá vàng mặc dù có tăng trong phiên 28/6, nhưng vẫn giảm gần 4% nếu tính chung 4 phiên vừa qua.
Vào lúc 19 giờ 09 GMT, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.499,4 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 8/2011 cũng tăng 3,8 USD lên 1.500,2 USD/ounce. Trong phiên 28/6, giá vàng tại hợp đồng này dao động từ 1.495,5-1.507 USD/ounce.
Phiên 28/6, đồng euro tăng giá 0,6% so với đồng USD. Đồng tiền chung châu Âu mạnh lên có thể giúp vàng tăng giá, bất chấp kim loại quý này bị giảm bớt sức mạnh của một "nơi trú ẩn an toàn" do tâm lý lo ngại về Hy Lạp lắng dịu.
Michael Lewis, phụ trách mảng nghiên cứu hàng hóa ở Deutsche Bank nhận định nếu tình hình ở châu Âu sáng sủa hơn, và nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất vào tháng 9 và tháng 12, thì đồng euro có thể là nhân tố hỗ trợ tích cực cho giá vàng.
Quốc hội Hy Lạp sẽ tiến hành biểu quyết về chương trình "thắt lưng buộc bụng" trong hai ngày 29 và 30/6. Đây là điều kiện để Athens được nhận tiếp sự cứu viện từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Có tin đồn rằng các quan chức EU đang thảo luận về một kế hoạch ứng phó trong trường hợp Quốc hội Hy Lạp bác bỏ gói các biện pháp khắc khổ.
Một thông tin có lợi cho giá vàng đó là cứ 6 ngân hàng châu Âu có 1 ngân hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn của cuộc sát hạch về "sức khỏe tài chính" của EU. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng hoạt động mua vàng vẫn yếu trong những tháng Hè, nhất là trong bối cảnh chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc vào cuối tháng Sáu này.
Tại New York phiên 28/6, giá bạc tăng 0,7% lên 33,76 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,2% lên 1.691,25 USD/ounce và palađi tăng 1,5% lên 735,72 USD/ounce.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 28/6, tại thị trường London, giá vàng phục hồi ở trên mức 1.500 USD/ounce.
Ở thời điểm cuối tháng 5/2011, giá vàng tính theo đồng euro đã lập mức cao kỷ lục trên 1.088 euro/ounce. Dự báo, trong dài hạn, vàng sẽ nhận được sự ủng hộ của một loạt nhân tố: môi trường lãi suất thấp, đồng USD suy yếu, và nhu cầu tiêu dùng tăng./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)