Tờ Nhật báo Phố Wall (Mỹ) vừa cảnh báo dù Trung Quốc hiện vẫn cần các nhà sản xuất ôtô nước ngoài, nhưng giới đầu tư cần sẵn sàng chuẩn bị cho một ngày nào đó khi Bắc Kinh không cần họ nữa và điều kiện hoạt động của họ sẽ ngày càng khó khăn hơn tại thị trường Trung Quốc.
Theo báo trên, trong 1-2 năm qua, một số doanh nghiệp nước ngoài đã phàn nàn rằng môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đã trở nên ít thân thiện hơn.
Hiện tại, dường như ngành công nghiệp ôtô là sự bổ sung mới nhất vào danh sách "không được hoan nghênh" khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc gần đây tuyên bố có thể ngừng hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực chế tạo xe hơi ở nước này.
Về bề ngoài, tuyên bố trên nói rằng Trung Quốc sẽ không thông qua thêm một liên doanh giữa công ty nước ngoài và công ty nội địa nào nữa và những liên doanh hiện có sẽ không được phép mở rộng.
Tuy nhiên, có những lý do để tin rằng chính sách sẽ không chỉ như vậy và Trung Quốc đang tìm cách để thay đổi các điều khoản đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ôtô.
Để hiểu được điều này, cần phải hiểu tại sao các nhà sản xuất ôtô nước ngoài lại được hoan nghênh tại Trung Quốc trong thời gian đầu.
Trung Quốc mời các nhà sản xuất ôtô nước ngoài vì chính phủ nước này hiểu rằng các công ty nội địa không thể tự sản xuất được những chiếc ôtô hiện đại.
Việc cho phép các nhà sản xuất ôtô Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc xâm nhập thị trường với điều kiện phải hợp tác với các công ty nội địa được cho là để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho các công ty của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách này đã không có tác dụng như mong đợi. Trung Quốc đã nhận ra rằng các công ty nước ngoài không chuyển giao công nghệ nhiều. Họ chỉ mang vào những mẫu xe đã được thiết kế từ trước để công nhân Trung Quốc lắp ráp, không bao giờ hợp tác với các kỹ sư Trung Quốc trong việc thiết kế xe.
Điều này khiến Trung Quốc đặt ra nhiều yêu cầu hơn trước khi ký vào bất kỳ thỏa thuận thành lập liên doanh nào với các hãng xe nước ngoài, đáng chú ý là việc đòi hỏi thiết lập liên doanh nghiên cứu và phát triển để chuyển giao công nghệ và thiết kế.
Tuy nhiên, trước khi có thêm những thoả thuận như thế, Trung Quốc đã gia nhập WTO, tổ chức cấm Trung Quốc đưa ra những yêu cầu về việc chuyển giao công nghệ để đổi lấy việc được phép đầu tư.
Mặc dù ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc rất được lợi từ việc trở thành thành viên WTO, như thuế nhập khẩu thấp hơn làm hàng triệu người thu nhập trung bình có thể mua xe và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, nhưng Trung Quốc vẫn không có được nhưng gì mà nước này thực sự mong muốn, khi mà vẫn có đến 50% lợi nhuận từ mỗi chiếc xe được sản xuất tại Trung Quốc chảy ra ngoài và về tay các công ty nước ngoài thiết kế chúng.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đuổi các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi thị trường rộng lớn này một cách đơn giản để giải quyết sự bất bình đẳng nói trên. Thứ nhất, các công ty nước ngoài vẫn nắm trong tay công nghệ sản xuất ôtô và Trung Quốc sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không hợp tác với họ.
Thứ hai, các công ty nhà nước của Trung Quốc cũng chịu áp lực đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, điều này đòi hỏi nguồn tài chính để đầu tư, mà lợi nhuận có được từ việc láp ráp ôtô nước ngoài chính là nguồn đơn giản nhất.
Lịch sử đã làm rõ nguyên nhân về động thái mới nhất của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật để tránh một số cam kết của mình với WTO về chuyển giao công nghệ.
Trong năm qua, rõ ràng là việc cấp phép cho các kế hoạch liên doanh và mở rộng mới tại Trung Quốc như của hãng Peugeot (Pháp) và Volkswagen (Đức), đã bị giữ lại cho đến khi các công ty này "tự nguyện" đồng ý chuyển giao một số công nghệ cho đối tác Trung Quốc.
Điều này mặc dù vi phạm tinh thần, nhưng không vi phạm câu chữ trong các quy định của WTO. Mặc dù điều này đã dẫn đến việc chuyển giao một số công nghệ lạc hậu, nhưng đến cuối năm 2010, xe hơi nhãn hiệu Trung Quốc vẫn chỉ chiếm 30% thị trường. Những số liệu tạm thời của năm 2011 cho thấy tỷ lệ này có thể giảm.
Tuy nhiên, các công ty nước ngoài không thể dựa mãi vào việc Trung Quốc cần tới họ. Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc không những đã học được nhiều từ các đối tác nước ngoài, mà một số còn mua các bộ phận lắp ráp và sản xuất linh kiện, cũng như các kỹ sư đang làm việc tại các bộ phận thiết kế của các hãng ôtô nước ngoài.
Do đó, các nhà sản xuất ôtô nước ngoài nên khôn ngoan chuẩn bị sẵn kế hoạch để thích nghi với tình hình này./.
Theo báo trên, trong 1-2 năm qua, một số doanh nghiệp nước ngoài đã phàn nàn rằng môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đã trở nên ít thân thiện hơn.
Hiện tại, dường như ngành công nghiệp ôtô là sự bổ sung mới nhất vào danh sách "không được hoan nghênh" khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc gần đây tuyên bố có thể ngừng hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực chế tạo xe hơi ở nước này.
Về bề ngoài, tuyên bố trên nói rằng Trung Quốc sẽ không thông qua thêm một liên doanh giữa công ty nước ngoài và công ty nội địa nào nữa và những liên doanh hiện có sẽ không được phép mở rộng.
Tuy nhiên, có những lý do để tin rằng chính sách sẽ không chỉ như vậy và Trung Quốc đang tìm cách để thay đổi các điều khoản đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ôtô.
Để hiểu được điều này, cần phải hiểu tại sao các nhà sản xuất ôtô nước ngoài lại được hoan nghênh tại Trung Quốc trong thời gian đầu.
Trung Quốc mời các nhà sản xuất ôtô nước ngoài vì chính phủ nước này hiểu rằng các công ty nội địa không thể tự sản xuất được những chiếc ôtô hiện đại.
Việc cho phép các nhà sản xuất ôtô Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc xâm nhập thị trường với điều kiện phải hợp tác với các công ty nội địa được cho là để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho các công ty của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách này đã không có tác dụng như mong đợi. Trung Quốc đã nhận ra rằng các công ty nước ngoài không chuyển giao công nghệ nhiều. Họ chỉ mang vào những mẫu xe đã được thiết kế từ trước để công nhân Trung Quốc lắp ráp, không bao giờ hợp tác với các kỹ sư Trung Quốc trong việc thiết kế xe.
Điều này khiến Trung Quốc đặt ra nhiều yêu cầu hơn trước khi ký vào bất kỳ thỏa thuận thành lập liên doanh nào với các hãng xe nước ngoài, đáng chú ý là việc đòi hỏi thiết lập liên doanh nghiên cứu và phát triển để chuyển giao công nghệ và thiết kế.
Tuy nhiên, trước khi có thêm những thoả thuận như thế, Trung Quốc đã gia nhập WTO, tổ chức cấm Trung Quốc đưa ra những yêu cầu về việc chuyển giao công nghệ để đổi lấy việc được phép đầu tư.
Mặc dù ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc rất được lợi từ việc trở thành thành viên WTO, như thuế nhập khẩu thấp hơn làm hàng triệu người thu nhập trung bình có thể mua xe và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, nhưng Trung Quốc vẫn không có được nhưng gì mà nước này thực sự mong muốn, khi mà vẫn có đến 50% lợi nhuận từ mỗi chiếc xe được sản xuất tại Trung Quốc chảy ra ngoài và về tay các công ty nước ngoài thiết kế chúng.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đuổi các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi thị trường rộng lớn này một cách đơn giản để giải quyết sự bất bình đẳng nói trên. Thứ nhất, các công ty nước ngoài vẫn nắm trong tay công nghệ sản xuất ôtô và Trung Quốc sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không hợp tác với họ.
Thứ hai, các công ty nhà nước của Trung Quốc cũng chịu áp lực đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, điều này đòi hỏi nguồn tài chính để đầu tư, mà lợi nhuận có được từ việc láp ráp ôtô nước ngoài chính là nguồn đơn giản nhất.
Lịch sử đã làm rõ nguyên nhân về động thái mới nhất của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật để tránh một số cam kết của mình với WTO về chuyển giao công nghệ.
Trong năm qua, rõ ràng là việc cấp phép cho các kế hoạch liên doanh và mở rộng mới tại Trung Quốc như của hãng Peugeot (Pháp) và Volkswagen (Đức), đã bị giữ lại cho đến khi các công ty này "tự nguyện" đồng ý chuyển giao một số công nghệ cho đối tác Trung Quốc.
Điều này mặc dù vi phạm tinh thần, nhưng không vi phạm câu chữ trong các quy định của WTO. Mặc dù điều này đã dẫn đến việc chuyển giao một số công nghệ lạc hậu, nhưng đến cuối năm 2010, xe hơi nhãn hiệu Trung Quốc vẫn chỉ chiếm 30% thị trường. Những số liệu tạm thời của năm 2011 cho thấy tỷ lệ này có thể giảm.
Tuy nhiên, các công ty nước ngoài không thể dựa mãi vào việc Trung Quốc cần tới họ. Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc không những đã học được nhiều từ các đối tác nước ngoài, mà một số còn mua các bộ phận lắp ráp và sản xuất linh kiện, cũng như các kỹ sư đang làm việc tại các bộ phận thiết kế của các hãng ôtô nước ngoài.
Do đó, các nhà sản xuất ôtô nước ngoài nên khôn ngoan chuẩn bị sẵn kế hoạch để thích nghi với tình hình này./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)