Sau nhiều năm chìm trong bất ổn, miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo đã có cơ sở để xây dựng hòa bình và phát triển kinh tế khi ngày 24/2, lãnh đạo 11 nước thuộc vùng Hồ Lớn của châu Phi đặt bút ký thỏa thuận nhằm mang lại ổn định cho khu vực này.
Thỏa thuận được ký tại buổi lễ diễn ra ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, với sự tham dự của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và tổng thống các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Nam Phi, Rwanda, Mozambique, Tanzania và Nam Sudan.
Thỏa thuận kêu gọi lãnh đạo các nước trong khu vực kiềm chế can thiệp, đặc biệt là không hỗ trợ các nhóm vũ trang khiến tình hình ở Cộng hòa Dân chủ Congo trở nên phức tạp, đồng thời hướng tới việc khuyến khích cải cách các thể chế yếu kém ở quốc gia lớn nhất Trung Phi này.
Thỏa thuận cũng cho phép tiến tới thành lập "lực lượng can thiệp đặc biệt" của Liên hợp quốc tại miền Đông Congo nhằm đối phó với các nhóm phiến quân và hỗ trợ cho các nỗ lực vì một nền hòa bình bền vững.
Phát biểu tại lễ ký, Tổng Thư ký Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ mở ra một kỷ nguyên hòa bình và ổn định tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đất nước đã phải hứng chịu nhiều cuộc xung đột từ những năm 1990.
Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu cách tiếp cận toàn diện nên đòi hỏi phải có cam kết lâu dài.
Tổng thống Rwanda Paul Kagame nhiệt liệt ủng hộ thỏa thuận nói trên, khẳng định rằng Rwanda sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi hòa bình và ổn định được lập lại trong khu vực.
Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia đông dân nhất Trung Phi, có trữ lượng khoáng sản lớn về đồng, dầu mỏ, kim cương, bạc, kẽm và urani. Sự giàu có khoáng sản cũng là nguyên nhân chính khiến miền Đông nước này trong suốt hai thập kỷ qua luôn trong tình trạng xung đột vũ trang với sự tham gia của nhiều nhóm. Mới đây nhất là cuộc nổi loạn của nhóm M23, vốn là những sỹ quan đào ngũ./.
Thỏa thuận được ký tại buổi lễ diễn ra ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, với sự tham dự của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và tổng thống các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Nam Phi, Rwanda, Mozambique, Tanzania và Nam Sudan.
Thỏa thuận kêu gọi lãnh đạo các nước trong khu vực kiềm chế can thiệp, đặc biệt là không hỗ trợ các nhóm vũ trang khiến tình hình ở Cộng hòa Dân chủ Congo trở nên phức tạp, đồng thời hướng tới việc khuyến khích cải cách các thể chế yếu kém ở quốc gia lớn nhất Trung Phi này.
Thỏa thuận cũng cho phép tiến tới thành lập "lực lượng can thiệp đặc biệt" của Liên hợp quốc tại miền Đông Congo nhằm đối phó với các nhóm phiến quân và hỗ trợ cho các nỗ lực vì một nền hòa bình bền vững.
Phát biểu tại lễ ký, Tổng Thư ký Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ mở ra một kỷ nguyên hòa bình và ổn định tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đất nước đã phải hứng chịu nhiều cuộc xung đột từ những năm 1990.
Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu cách tiếp cận toàn diện nên đòi hỏi phải có cam kết lâu dài.
Tổng thống Rwanda Paul Kagame nhiệt liệt ủng hộ thỏa thuận nói trên, khẳng định rằng Rwanda sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi hòa bình và ổn định được lập lại trong khu vực.
Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia đông dân nhất Trung Phi, có trữ lượng khoáng sản lớn về đồng, dầu mỏ, kim cương, bạc, kẽm và urani. Sự giàu có khoáng sản cũng là nguyên nhân chính khiến miền Đông nước này trong suốt hai thập kỷ qua luôn trong tình trạng xung đột vũ trang với sự tham gia của nhiều nhóm. Mới đây nhất là cuộc nổi loạn của nhóm M23, vốn là những sỹ quan đào ngũ./.
(TTXVN)