Thỏa thuận về triển khai một bộ phận thuộc Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia(NMD) của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan, được hai bên ký tháng 8/2008 và bổ sung năm 2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9.
Ngày 16/9, Bộ Ngoại giao hai nước Ba Lan và Mỹ đã ra tuyên bố chung xác nhận thỏa thuận nói trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9/2011.
Theo thỏa thuận, từ nay đến năm 2018, Lầu Năm Góc sẽ bố trí tại căn cứ Redzikovo, cách thành phố cảng Gdansk của Ba Lan 150km, các tên lửa đánh chặn SM-3 (Standard Missile-3) và SM-3 Block cùng một đơn vị quân đội Mỹ.
Cùng với 24 giàn tên lửa SM-3 sẽ được triển khai trên lãnh thổ Romania, các tên lửa thuộc NMD của Mỹ tại Ba Lan được Lầu Năm Góc tuyên bố là để ngăn chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung có thể được phóng đi từ khu vực Trung Đông (ý nói từ Iran).
Trong khi đó, Mátxcơva đã nhiều lần khẳng định rằng, "lá chắn tên lửa" của Mỹ tại Đông Âu sẽ tạo ra nguy cơ trực tiếp đối với lực lượng hạt nhân chiến lược và an ninh quốc gia của Liên bang Nga, khiến Nga buộc phải thực thi những hành động đáp trả cứng rắn./.
Ngày 16/9, Bộ Ngoại giao hai nước Ba Lan và Mỹ đã ra tuyên bố chung xác nhận thỏa thuận nói trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9/2011.
Theo thỏa thuận, từ nay đến năm 2018, Lầu Năm Góc sẽ bố trí tại căn cứ Redzikovo, cách thành phố cảng Gdansk của Ba Lan 150km, các tên lửa đánh chặn SM-3 (Standard Missile-3) và SM-3 Block cùng một đơn vị quân đội Mỹ.
Cùng với 24 giàn tên lửa SM-3 sẽ được triển khai trên lãnh thổ Romania, các tên lửa thuộc NMD của Mỹ tại Ba Lan được Lầu Năm Góc tuyên bố là để ngăn chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung có thể được phóng đi từ khu vực Trung Đông (ý nói từ Iran).
Trong khi đó, Mátxcơva đã nhiều lần khẳng định rằng, "lá chắn tên lửa" của Mỹ tại Đông Âu sẽ tạo ra nguy cơ trực tiếp đối với lực lượng hạt nhân chiến lược và an ninh quốc gia của Liên bang Nga, khiến Nga buộc phải thực thi những hành động đáp trả cứng rắn./.
(TTXVN/Vietnam+)