Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung 'thử lửa' giới hạn sức mạnh Mỹ

Việc Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” hồi giữa tháng 1/2020 tạo cơ hội để đánh giá những gì đã đạt được cho đến nay.
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung 'thử lửa' giới hạn sức mạnh Mỹ ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo eastasiaforum.org, trong suốt chiến dịch tranh cử và những năm đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump hứa hẹn định hình lại một cách cơ bản chính sách thương mại Mỹ-Trung.

Việc Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” hồi giữa tháng 1/2020 tạo cơ hội để đánh giá những gì đã đạt được cho đến nay.

Những nỗ lực của ông Trump, nhằm thay đổi hành vi của Trung Quốc, đang trải qua với những giới hạn tương tự mà các chính quyền Mỹ trước đây phải đối mặt. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về một chiến lược dài hạn phản ánh thực tế này.

[Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng tin tưởng vào sức mạnh kinh tế Mỹ mùa dịch]

Trong hai thập kỷ trước cuộc bầu cử của ông Trump, các tổng thống Mỹ đã theo đuổi một cách tiếp cận lưỡng đảng rộng rãi, tương tự để can dự với Trung Quốc.

Mỹ đã hoan nghênh hội nhập kinh tế giữa hai nước, tin tưởng rằng sự hội nhập đó sẽ tạo ra lợi ích kinh tế thực sự cho Mỹ và cuối cùng khuyến khích Trung Quốc tiến tới một nền kinh tế dựa nhiều hơn vào thị trường.

Khi các hành động của Trung Quốc không như kỳ vọng của Mỹ, Washington đã có hai đòn bẩy chính để thay đổi hành vi của Bắc Kinh.

Thứ nhất, các đề nghị ngoại giao song phương như tổ chức các vòng đối thoại chiến lược và kinh tế, và thứ hai, đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lúc đầu không thường xuyên nhưng tích cực hơn theo thời gian.

Vào thời điểm bầu cử năm 2016, cách tiếp cận này đã cho thấy những thiếu sót. Trong khi chính sách can dự đã tạo ra những lợi ích có ý nghĩa cho người tiêu dùng Mỹ và một số tập đoàn, công nhân Mỹ không phải lúc nào cũng chia sẻ những lợi ích này.

Hơn nữa, chính sách thúc đẩy chính phủ Mỹ dựa vào việc thay đổi hành vi của Trung Quốc bị hạn chế sử dụng. Những lời hô hào của Mỹ rằng các chính sách dựa trên thị trường thực sự mang lại lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc là không thuyết phục và các nhà ngoại giao Mỹ đã hạn chế các biện pháp gây áp lực hoặc đàm phán với Trung Quốc nhằm thay đổi cách tiếp cận của nước này.

Mặc dù Trung Quốc thường cuối cùng sẽ tuân thủ các phán quyết của WTO chống lại nước này, việc theo đuổi các biến thể của Trung Quốc thông qua các tham số của luật thương mại quốc tế luôn có vẻ giống như trò chơi whack-a-mole (đập chuột).

Trung Quốc có thể đồng ý loại bỏ một rào cản thương mại hoặc trợ cấp cụ thể. Nhưng chừng nào mô hình kinh tế rộng lớn của đất nước này dựa vào chính sách công nghiệp và chiến lược thay thế nhập khẩu dài hạn trong các sản phẩm tinh vi hơn, thì việc theo đuổi các biện pháp phòng vệ thương mại là không có kết quả.

Vì những lý do này, cam kết của ông Trump “đại tu” chính sách đối với Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quyền lực ở Washington.

Sự cần thiết phải suy nghĩ lại về chính sách đối với Trung Quốc - nếu không phải là chi tiết cụ thể về thuế quan và chiến tranh thương mại - được cho là lời hứa bầu cử của Trump và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà hoạch định chính sách từ cả hai đảng.

Nhưng mong muốn “chơi rắn” với Trung Quốc không thể thay thế cho một chiến lược thực tế. Ngay từ đầu, chính sách của Trump đối với Trung Quốc đã bị cản trở bởi một thất bại trong việc giải quyết căng thẳng cơ bản.

Liệu có phải “chơi rắn” có nghĩa là gây áp lực buộc Trung Quốc tự do hóa nền kinh tế và do đó làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc? Đây sẽ là một sự thay đổi trong chiến thuật từ các cách tiếp cận trước đây của Mỹ đối với Trung Quốc, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng.

Hay “chơi rắn” có nghĩa là tìm cách tách rời ít nhất một số khía cạnh của sự hội nhập sâu rộng giữa hai nền kinh tế Mỹ-Trung? Chính quyền Trump đã gửi các thông điệp mâu thuẫn, có lúc nhấn mạnh các công ty Mỹ phải được tiếp cận tốt hơn vào thị trường Trung Quốc, có lúc lại yêu cầu các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.

Ông Trump đã giải quyết vấn đề thuế quan, nhưng dường như không có một chiến lược rõ ràng nào để giải thích lý do tại sao.

Thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” đã không giúp xóa tan sự nhầm lẫn này. Trọng tâm của thỏa thuận này là cam kết của Trung Quốc sẽ mua khoảng 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ đình chỉ một số thuế quan mới mà Trump tuyên bố trước đó.

Nhưng yêu cầu đối với phần thương mại đã được xử lý cuối cùng sẽ làm tăng đòn bẩy của Trung Quốc đối với Mỹ. Chừng nào xuất khẩu của Mỹ còn dựa vào các chính trị gia Trung Quốc, mối đe dọa tiềm ẩn của Trung Quốc đối với hệ thống này sẽ tiếp tục gây trở ngại cho quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Quan trọng nhất, thỏa thuận này không đạt được bất kỳ cải cách cơ cấu gai góc nào mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang tìm kiếm xung quanh chính sách công nghiệp, chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” và ảnh hưởng sâu rộng của nhà nước trong nền kinh tế.

Những kinh nghiệm trước đó cho thấy rằng cả những lời kêu gọi ngoại giao của Mỹ cũng như những hạn chế thương mại của WTO sẽ không khiến Trung Quốc từ bỏ những khía cạnh cốt lõi trong mô hình kinh tế của mình. Bài học của thỏa thuận “giai đoạn 1” là việc tăng thuế sẽ không giành chiến thắng.

Chính quyền ông Trump tiếp tục khẳng định những vấn đề nhức nhối này sẽ được giải quyết trong thỏa thuận “giai đoạn 2.” Điều này dường như là không thể. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã hạn chế khả năng thay đổi hành vi của Trung Quốc, bất kể bằng chiến thuật nào.

Có rất ít bằng chứng cho thấy chính quyền Trump đang thực hiện một kế hoạch như vậy. Thỏa thuận “giai đoạn 1” là phương tiện để Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tạm dừng xung đột kinh tế, phục vụ lợi ích chính trị trong nước của cả hai bên.

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung 'thử lửa' giới hạn sức mạnh Mỹ ảnh 2Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn, nơi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhưng trong bức tranh lớn hơn, tác động của nó sẽ bị hạn chế. Ngay cả trong những tuần kể từ khi thỏa thuận được ký kết, nó đã bị lu mờ bởi các sự kiện như sự bùng phát của dịch bệnh do virus corona ở Trung Quốc và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Khi câu chuyện về “cuộc chiến thương mại” chưa lắng xuống, cuộc chiến công nghệ lại trở thành trung tâm với việc Washington đề xuất các biện pháp mạnh mẽ nhất để hạn chế sự kiểm soát của Huawei đối với mạng 5G toàn cầu.

Một lần nữa, phản ứng của Mỹ đối với Trung Quốc là bối rối và mâu thuẫn, và phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ các công ty Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Cách tiếp cận của Mỹ là duy trì thả lỏng một cách chiến lược nhưng đây sẽ cần là ưu tiên hàng đầu cho bất cứ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục