Phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng chính phủ tại Hà Nội ngày 3/3, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên quyết không “nuông chiều” các ngân hàng thương mại đồng thời trị thẳng tay những ngân hàng nào vi phạm về lãi suất và kinh doanh ngoại hối.
Tín dụng tăng 18% là “đẹp”
Mặc dù mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 đặt ra là chỉ cần dưới 20%, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho hay con số 18%, theo ông, mới là “đẹp.” Con số này, tương ứng với khoảng 460 nghìn tỷ đồng tín dụng sẽ được bơm ra cho nền kinh tế trong năm nay.
“Để đạt được mục tiêu này, Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại phải giao kế hoạch cụ thể xuống từng chi nhánh, địa phương. Và trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trị thẳng tay những ngân hàng nào vi phạm,” Thống đốc nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), bà Dương Thu Hương cũng cho rằng, quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 11 là rất đúng.
“Có lẽ chưa bao giờ lại có một nghị quyết toàn diện đến thế trong điều hành kinh tế vĩ mô. Điều này cho thấy Chính phủ đã thể hiện rõ một thái độ cương quyết, không ‘lững lờ’, trong đó lựa chọn mục tiêu rõ ràng là chống lạm phát, chứ không phải là mục tiêu ‘kép’ nữa,” bà Hương nói.
Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20%, theo bà Hương là khó.
“Đây là chỉ tiêu thấp nhất từ trước đến nay. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của các ngân hàng thương mại. Vấn đề khó đặt ra là mỗi một tổ chức tín dụng sẽ được tăng bao nhiêu phần trăm để toàn ngành đạt chỉ tiêu này?” bà Hương đặt câu hỏi.
Mặc dù vậy, bà Hương cũng cho rằng, các ngân hàng nên hy sinh quyền lợi của mình trong ngắn hạn để được quyền lợi trong dài hạn, khi mà lạm phát được duy trì ở mức thấp thì việc kinh doanh của các ngân hàng sẽ khả quan hơn.
Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cũng cho biết, họ hoàn toàn ủng hộ và đồng thuận với chủ trương của chính phủ. Nhưng mặt khác, để thực hiện được đúng theo chủ trương lớn này, không chỉ riêng ngân hàng, mà các doanh nghiệp cũng cần phải “tự giác,” cũng như cần một sự hướng dẫn cụ thể và sát sao từ phía Ngân hàng Nhà nước.
“Cần làm rõ quy định thế nào là cho vay bất động sản, bởi nhu cầu vay mua nhà là có thực. Thế nhưng cũng có trường hợp vay để đầu cơ. Cái này nếu không có quy định rõ ràng và tách bạch thì sẽ rất dễ bị ‘đánh đồng’ và vô hình chung là không hỗ trợ được cho người dân nâng cao đời sống,” Tổng Giám đốc Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh băn khoăn.
Làm sao giữ lãi suất 14%?
Cũng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng không vượt quá 14%/năm (bao gồm cả khuyến mại).
Thông tư này, đều nhận được sự đồng thuận cao từ phía các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng tham dự hội nghị. Thế nhưng, không phải không có những băn khoăn.
“Thông tin có ngân hàng ‘vượt rào’ tăng lãi suất lên 15-16%, thậm chí 17% không phải ‘lác đác’ nữa, mà là trên diện rộng. Vậy vấn đề ở đây là gì? Có phải các ngân hàng thiếu thanh khoản do Ngân hàng Nhà nước đã hút một lượng tiền lớn về trong 2 tháng qua buộc các tổ chức này phải quay ra thị trường?” bà Dương Thu Hương đặt vấn đề.
Nếu đúng như vậy, theo bà Hương, để ổn định mặt bằng lãi suất ở mức 14%/năm, Ngân hàng Nhà nước cần phải bơm một lượng tiền nhất định ra lưu thông... cùng với những biện pháp cần thiết để làm sao “lãi suất phải đủ để kiểm soát lạm phát.”
Về vấn đề này, Phó Thống đốc Trần Minh Tuấn cho biết đã kiểm tra và nắm được tình hình những ngân hàng “vượt rào” lãi suất. “Chúng tôi yêu cầu trong ngày mai (4/3), ngân hàng vi phạm phải xử lý kỷ luật giám đốc chi nhánh tăng lãi suất. Nếu ngân hàng nào mà không xử lý nghiêm, chúng tôi sẽ kỷ luật luôn Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của ngân hàng đó,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Sẽ cấm huy động bằng vàng
Song song với việc điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay sẽ xây dựng một lộ trình theo hướng giảm dần và tiến tới cấm việc huy động và cho vay bằng vàng.
“Tất nhiên chúng tôi sẽ có lộ trình để ‘giảm sốc’ từ từ, nhưng chắc chắn là sẽ không khuyến khích các tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng, nhằm tạo sự ổn định chung cho thị trường ngoại hối,” Thống đốc Giàu nói.
Hiện nay, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có 22 tổ chức tín dụng đang thực hiện các hình thức huy động và cho vay bằng vàng. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đã dừng triển khai sản phẩm này.
Tuy nhiên, chỉ vậy thôi chưa đủ, Thống đốc Giàu cũng cho biết cơ quan này đang xem xét tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 202/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm tăng mức răn đe, lập lại trật tự các quầy thu đổi ngoại tệ. Đáng chú ý là, Ngân hàng Nhà nước cũng đang tính đến chuyện sẽ áp dụng biện pháp “trưng thu” nếu phát hiện quầy thu đổi ngoại tệ nào kinh doanh sai pháp luật.
Mặt khác, Thống đốc cũng giao Vụ Quản lý Ngoại hối cùng với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương xây dựng một “kịch bản” nhằm kiểm soát việc buôn lậu vàng qua biên giới, làm lành mạnh hóa thị trường ngoại hối trong nước./.
Tín dụng tăng 18% là “đẹp”
Mặc dù mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 đặt ra là chỉ cần dưới 20%, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho hay con số 18%, theo ông, mới là “đẹp.” Con số này, tương ứng với khoảng 460 nghìn tỷ đồng tín dụng sẽ được bơm ra cho nền kinh tế trong năm nay.
“Để đạt được mục tiêu này, Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại phải giao kế hoạch cụ thể xuống từng chi nhánh, địa phương. Và trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trị thẳng tay những ngân hàng nào vi phạm,” Thống đốc nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), bà Dương Thu Hương cũng cho rằng, quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 11 là rất đúng.
“Có lẽ chưa bao giờ lại có một nghị quyết toàn diện đến thế trong điều hành kinh tế vĩ mô. Điều này cho thấy Chính phủ đã thể hiện rõ một thái độ cương quyết, không ‘lững lờ’, trong đó lựa chọn mục tiêu rõ ràng là chống lạm phát, chứ không phải là mục tiêu ‘kép’ nữa,” bà Hương nói.
Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20%, theo bà Hương là khó.
“Đây là chỉ tiêu thấp nhất từ trước đến nay. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của các ngân hàng thương mại. Vấn đề khó đặt ra là mỗi một tổ chức tín dụng sẽ được tăng bao nhiêu phần trăm để toàn ngành đạt chỉ tiêu này?” bà Hương đặt câu hỏi.
Mặc dù vậy, bà Hương cũng cho rằng, các ngân hàng nên hy sinh quyền lợi của mình trong ngắn hạn để được quyền lợi trong dài hạn, khi mà lạm phát được duy trì ở mức thấp thì việc kinh doanh của các ngân hàng sẽ khả quan hơn.
Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cũng cho biết, họ hoàn toàn ủng hộ và đồng thuận với chủ trương của chính phủ. Nhưng mặt khác, để thực hiện được đúng theo chủ trương lớn này, không chỉ riêng ngân hàng, mà các doanh nghiệp cũng cần phải “tự giác,” cũng như cần một sự hướng dẫn cụ thể và sát sao từ phía Ngân hàng Nhà nước.
“Cần làm rõ quy định thế nào là cho vay bất động sản, bởi nhu cầu vay mua nhà là có thực. Thế nhưng cũng có trường hợp vay để đầu cơ. Cái này nếu không có quy định rõ ràng và tách bạch thì sẽ rất dễ bị ‘đánh đồng’ và vô hình chung là không hỗ trợ được cho người dân nâng cao đời sống,” Tổng Giám đốc Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh băn khoăn.
Làm sao giữ lãi suất 14%?
Cũng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng không vượt quá 14%/năm (bao gồm cả khuyến mại).
Thông tư này, đều nhận được sự đồng thuận cao từ phía các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng tham dự hội nghị. Thế nhưng, không phải không có những băn khoăn.
“Thông tin có ngân hàng ‘vượt rào’ tăng lãi suất lên 15-16%, thậm chí 17% không phải ‘lác đác’ nữa, mà là trên diện rộng. Vậy vấn đề ở đây là gì? Có phải các ngân hàng thiếu thanh khoản do Ngân hàng Nhà nước đã hút một lượng tiền lớn về trong 2 tháng qua buộc các tổ chức này phải quay ra thị trường?” bà Dương Thu Hương đặt vấn đề.
Nếu đúng như vậy, theo bà Hương, để ổn định mặt bằng lãi suất ở mức 14%/năm, Ngân hàng Nhà nước cần phải bơm một lượng tiền nhất định ra lưu thông... cùng với những biện pháp cần thiết để làm sao “lãi suất phải đủ để kiểm soát lạm phát.”
Về vấn đề này, Phó Thống đốc Trần Minh Tuấn cho biết đã kiểm tra và nắm được tình hình những ngân hàng “vượt rào” lãi suất. “Chúng tôi yêu cầu trong ngày mai (4/3), ngân hàng vi phạm phải xử lý kỷ luật giám đốc chi nhánh tăng lãi suất. Nếu ngân hàng nào mà không xử lý nghiêm, chúng tôi sẽ kỷ luật luôn Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của ngân hàng đó,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Sẽ cấm huy động bằng vàng
Song song với việc điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay sẽ xây dựng một lộ trình theo hướng giảm dần và tiến tới cấm việc huy động và cho vay bằng vàng.
“Tất nhiên chúng tôi sẽ có lộ trình để ‘giảm sốc’ từ từ, nhưng chắc chắn là sẽ không khuyến khích các tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng, nhằm tạo sự ổn định chung cho thị trường ngoại hối,” Thống đốc Giàu nói.
Hiện nay, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có 22 tổ chức tín dụng đang thực hiện các hình thức huy động và cho vay bằng vàng. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đã dừng triển khai sản phẩm này.
Tuy nhiên, chỉ vậy thôi chưa đủ, Thống đốc Giàu cũng cho biết cơ quan này đang xem xét tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 202/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm tăng mức răn đe, lập lại trật tự các quầy thu đổi ngoại tệ. Đáng chú ý là, Ngân hàng Nhà nước cũng đang tính đến chuyện sẽ áp dụng biện pháp “trưng thu” nếu phát hiện quầy thu đổi ngoại tệ nào kinh doanh sai pháp luật.
Mặt khác, Thống đốc cũng giao Vụ Quản lý Ngoại hối cùng với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương xây dựng một “kịch bản” nhằm kiểm soát việc buôn lậu vàng qua biên giới, làm lành mạnh hóa thị trường ngoại hối trong nước./.
Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước hướng nguồn vốn tín dụng tập trung tối đa cho các lĩnh vực sản xuất, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản) xuống còn 22% (đến 30/6) và 16% vào cuối năm. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Đến 30/6/211, nếu tốc độ tăng tín dụng có thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 11, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để kiểm soát tín dụng. |
Khánh Chi (Vietnam+)