Từ ngày 27/9 đến ngày 1/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc có chuyến thăm Hoa Kỳ, làm việc với lãnh đạo Cơ quan Viện trợ Phát triển Hoa Kỳ (USAID), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tại cuộc làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick và các Phó Chủ tịch thiết chế tài chính này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã trao đổi về Chiến lược hợp tác Việt Nam-WB trong thời gian tới, các phương thức và lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược này.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cảm ơn sự hỗ trợ tích cực, liên tục và có hiệu quả của WB đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và bày tỏ mong muốn WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong khoảng thời gian từ năm 2011-2015.
Ông Robert Zoellick đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam.
Ông khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn hỗ trợ của WB và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên thống nhất tiếp tục tăng cường hợp tác, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực thể chế, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ các lĩnh vực xã hội như y tế và giáo dục, đồng thời mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai hình thức hợp tác công tư (PPP) trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng.
Hai bên đã bàn bạc việc tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ Việt Nam-WB vào năm 2011 tới.
Tại cuộc gặp với lãnh đạo IMF, hai bên đã trao đổi về tình hình và triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam; những thách thức của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Trao đổi với lãnh đạo cơ quan USAID, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của cơ quan này đối với Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng cũng đề nghị cơ quan USAID tiếp tục hỗ trợ trong các lĩnh vực hợp tác trên, đồng thời mở rộng quy mô và lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới đối với các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ kỹ thuật về khuôn khổ thể chế và tạo điều kiện các nhà đầu tư Mỹ tham gia các dự án theo hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã tham dự Tọa đàm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ thuộc Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam-Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư tại bang Nevada và bang California, thăm và làm việc với các tập đoàn Boeing và Microsoft.
Thông qua các buổi làm việc và tiếp xúc này, Bộ trưởng đã giới thiệu các vấn đề liên quan đến hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, giải thích những thắc mắc của doanh nghiệp Hoa Kỳ về môi trường đầu tư tại Việt Nam và trao đổi về giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam./.
Tại cuộc làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick và các Phó Chủ tịch thiết chế tài chính này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã trao đổi về Chiến lược hợp tác Việt Nam-WB trong thời gian tới, các phương thức và lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược này.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cảm ơn sự hỗ trợ tích cực, liên tục và có hiệu quả của WB đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và bày tỏ mong muốn WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong khoảng thời gian từ năm 2011-2015.
Ông Robert Zoellick đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam.
Ông khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn hỗ trợ của WB và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên thống nhất tiếp tục tăng cường hợp tác, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực thể chế, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ các lĩnh vực xã hội như y tế và giáo dục, đồng thời mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai hình thức hợp tác công tư (PPP) trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng.
Hai bên đã bàn bạc việc tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ Việt Nam-WB vào năm 2011 tới.
Tại cuộc gặp với lãnh đạo IMF, hai bên đã trao đổi về tình hình và triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam; những thách thức của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Trao đổi với lãnh đạo cơ quan USAID, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của cơ quan này đối với Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng cũng đề nghị cơ quan USAID tiếp tục hỗ trợ trong các lĩnh vực hợp tác trên, đồng thời mở rộng quy mô và lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới đối với các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ kỹ thuật về khuôn khổ thể chế và tạo điều kiện các nhà đầu tư Mỹ tham gia các dự án theo hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã tham dự Tọa đàm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ thuộc Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam-Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư tại bang Nevada và bang California, thăm và làm việc với các tập đoàn Boeing và Microsoft.
Thông qua các buổi làm việc và tiếp xúc này, Bộ trưởng đã giới thiệu các vấn đề liên quan đến hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, giải thích những thắc mắc của doanh nghiệp Hoa Kỳ về môi trường đầu tư tại Việt Nam và trao đổi về giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)