Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị mới khi Chủ tịch Hạ viện Gianfranco Fini quyết định rút bốn thành viên thuộc phong trào "Tương lai và tự do cho Italy" (FLI) của ông ra khỏi chính phủ vào ngày 15/11.
Theo giới phân tích, quyết định của ông Fini là bước khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kéo dài trong liên minh cầm quyền, trong bối cảnh nền kinh tế nước này tiếp tục bất ổn với nợ công đã lên mức kỷ lục 1,8 tỷ euro (tương đương hơn 2,5 tỷ USD) trong tháng 8/2010.
Việc rút bốn bộ trưởng thuộc FLI ra khỏi chính phủ là một phần trong nỗ lực của Chủ tịch Hạ viện Fini, từng là một cựu đồng minh chính trị thân cận của Thủ tướng Berlusconi, nhằm gây sức ép buộc ông Berlusconi từ chức.
Các chuyên gia cho rằng, hành động trên của ông Fini sẽ không lật đổ được chính phủ của Thủ tướng Berlusconi, nhưng sẽ làm các cuộc đấu tranh tiếp tục diễn ra trong quốc hội.
Trong khi đó, Thủ tướng Berlusconi cho tới nay vẫn khẳng định sẽ tiếp tục cầm quyền và sẽ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện cũng như tại Hạ viện.
Phát biểu qua điện thoại với những người ủng hộ thuộc đảng Nhân dân Tự do (PDL) ở Milan ngày 14/11, Thủ tướng Berlusconi nói rằng 60 % người dân nước này hiện vẫn đang ủng hộ ông.
Trước đó, Thủ tướng Berlusconi đã gửi thư lên hai viện của Quốc hội đề nghị tổ chức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ trong những tuần tới nhằm vượt qua thế bế tắc chính trị hiện nay.
Trong trường hợp không có đủ tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu "một mất một còn" này, ông Berlusconi sẽ buộc phải từ chức và nếu không tập hợp được một chính phủ mới, Italy sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời hạn. Tuy nhiên, theo kế hoạch, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ chỉ diễn ra sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu về kế hoạch ngân sách sửa đổi 2011. Dự kiến Hạ viện Italy sẽ xem xét dự thảo ngân sách này vào ngày 16/11.
Ngay lập tức, các đảng đối lập công kích Thủ tướng Berlusconi "đang bẻ cong các quy tắc chính trị" và lập luận rằng do họ đã đề nghị tổ chức "bỏ phiếu bất tín nhiệm" trước tại Hạ viện (đề nghị của phe đối lập được đưa ra vào ngày 12/11), nên nó phải được tiến hành trước và càng sớm càng tốt.
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến người dân được công bố ngày 13/11 trên tờ Corriere della Sera, cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng PDL của Thủ tướng Berlusconi đã giảm xuống còn 26,5 %, song đây vẫn là chính đảng có số người ủng hộ nhiều nhất.
Đứng thứ hai là đảng Dân chủ với 24,2%; còn "Liên đoàn phương Bắc," chính đảng đối tác của PDL trong liên minh cầm quyền, được 11,8%. Phong trào FLI của Chủ tịch Hạ viện Fini giành được sự ủng hộ của 8,1% số người đưa ra ý kiến./.
Theo giới phân tích, quyết định của ông Fini là bước khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kéo dài trong liên minh cầm quyền, trong bối cảnh nền kinh tế nước này tiếp tục bất ổn với nợ công đã lên mức kỷ lục 1,8 tỷ euro (tương đương hơn 2,5 tỷ USD) trong tháng 8/2010.
Việc rút bốn bộ trưởng thuộc FLI ra khỏi chính phủ là một phần trong nỗ lực của Chủ tịch Hạ viện Fini, từng là một cựu đồng minh chính trị thân cận của Thủ tướng Berlusconi, nhằm gây sức ép buộc ông Berlusconi từ chức.
Các chuyên gia cho rằng, hành động trên của ông Fini sẽ không lật đổ được chính phủ của Thủ tướng Berlusconi, nhưng sẽ làm các cuộc đấu tranh tiếp tục diễn ra trong quốc hội.
Trong khi đó, Thủ tướng Berlusconi cho tới nay vẫn khẳng định sẽ tiếp tục cầm quyền và sẽ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện cũng như tại Hạ viện.
Phát biểu qua điện thoại với những người ủng hộ thuộc đảng Nhân dân Tự do (PDL) ở Milan ngày 14/11, Thủ tướng Berlusconi nói rằng 60 % người dân nước này hiện vẫn đang ủng hộ ông.
Trước đó, Thủ tướng Berlusconi đã gửi thư lên hai viện của Quốc hội đề nghị tổ chức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ trong những tuần tới nhằm vượt qua thế bế tắc chính trị hiện nay.
Trong trường hợp không có đủ tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu "một mất một còn" này, ông Berlusconi sẽ buộc phải từ chức và nếu không tập hợp được một chính phủ mới, Italy sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời hạn. Tuy nhiên, theo kế hoạch, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ chỉ diễn ra sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu về kế hoạch ngân sách sửa đổi 2011. Dự kiến Hạ viện Italy sẽ xem xét dự thảo ngân sách này vào ngày 16/11.
Ngay lập tức, các đảng đối lập công kích Thủ tướng Berlusconi "đang bẻ cong các quy tắc chính trị" và lập luận rằng do họ đã đề nghị tổ chức "bỏ phiếu bất tín nhiệm" trước tại Hạ viện (đề nghị của phe đối lập được đưa ra vào ngày 12/11), nên nó phải được tiến hành trước và càng sớm càng tốt.
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến người dân được công bố ngày 13/11 trên tờ Corriere della Sera, cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng PDL của Thủ tướng Berlusconi đã giảm xuống còn 26,5 %, song đây vẫn là chính đảng có số người ủng hộ nhiều nhất.
Đứng thứ hai là đảng Dân chủ với 24,2%; còn "Liên đoàn phương Bắc," chính đảng đối tác của PDL trong liên minh cầm quyền, được 11,8%. Phong trào FLI của Chủ tịch Hạ viện Fini giành được sự ủng hộ của 8,1% số người đưa ra ý kiến./.
(TTXVN/Vietnam+)