Ngày 31/12 tại Hà Nội, Hội nghị của Chính phủ với các địa phương, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011 đã kết thúc sau 2 ngày làm việc.
Nêu bật những thành quả đất nước đã đạt được, Thủ tướng nhấn mạnh năm 2010, Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức khó khăn như khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu tiếp tục tác động lớn vào nền kinh tế trong nước, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề...
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, của toàn đảng, toàn dân và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng, Nhà nước đề ra.
Bên cạnh những kết quả đã làm được, Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn tồn tại yếu kém trong năm 2010. Đó là kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa ổn định, thể hiện rõ là giá cả tăng cao, lãi suất cao; năng suất, chất lượng cạnh tranh chưa cao...
Những vấn đề bức xúc của xã hội giải quyết chưa được nhiều như tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông...; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Chính phủ cũng như chính quyền các cấp còn nhiều vấn đề tồn tại (quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, rừng...); quản lý về doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp nhà nước chưa tốt...
Thủ tướng nêu rõ Chính phủ nghiêm túc nhìn nhận những mặt còn hạn chế cũng như các địa phương cần rút kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục trong thời gian tới.
Về nhiệm vụ công tác năm 2011, Thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương triển khai đồng bộ, toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2011 ngay từ đầu ngày đầu năm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng hệ thống chính quyền, quốc phòng an ninh...; trong đó cần xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, công việc cần triển khai trong từng thời gian, từng lĩnh vực cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh phải tập trung ổn định cho được kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh cả Trung ương và địa phương phải chung sức giải quyết vấn đề này, nhất là trong dịp Tết sắp tới, để kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả.
Thủ tướng nhắc nhở trong vấn đề kinh tế, có rất nhiều việc cần triển khai nhưng thời gian tới cần tập trung làm thật tốt 2 việc là kiểm soát giá cả và lãi suất; các bộ, ngành và địa phương cần có sự chuẩn bị tốt cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Về các vấn đề xã hội cần tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị năm 2011, Chính phủ và các bộ, ngành và địa phương cùng nhau nâng cao hơn nữa chất lượng năng lực dự báo tình hình, phải dự báo đúng thì phản ứng chính sách mới kịp thời, hiệu quả.
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm hoàn thiện thể chế, cơ chế trong quản lý điều hành, trong đó đặc biệt chú ý tới các lĩnh vực về quản lý đất đai, khoáng sản, rừng, môi trường; rà soát lại thể chế để quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
Thủ tướng lưu ý trong năm tới, cần chú ý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trên tất cả các lĩnh vực để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và đề ra các chủ trương, chính sách hiệu quả; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương với địa phương cần được tăng cường hơn nữa.
Thủ tướng đề nghị công tác thông tin, tuyên truyền cần được làm tốt để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, quyết tâm thực hiện thành công những nhiệm vụ đề ra trong năm 2011.
Thảo luận về nhóm giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cần tập trung đầu tư cho 3 vùng kinh tế trọng điểm là Bắc Bộ, Nam Bộ và miền Trung.
Theo đại biểu khi 3 "đầu tàu" này chuyển động, phát triển mạnh sẽ kéo theo sự phát triển lan tỏa tới các tỉnh xung quanh, trong đó cần chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, kết nối hạ tầng giao thông.
"Nếu chúng ta đầu tư dàn trải trong bối cảnh nguồn ngân sách có hạn thì sẽ phân tán sức mạnh, không hiệu quả," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh và nhiều đại biểu khác cùng tán thành với quan điểm này và nhấn mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm là chủ trương đúng đắn, mang tính chiến lược, trong đó phải có giải pháp đột phá và tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, chú trọng kết nối các hạ tầng liên vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng chương trình kinh tế biển để đảm bảo phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đánh giá vừa qua lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao nên các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đề nghị Chính phủ có giải pháp điều chỉnh mặt bằng lãi suất, xử lý nghiêm các ngân hàng tăng cao lãi suất huy động dẫn tới lãi suất cho vay quá cao để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, phục vụ tăng trưởng...
Rất nhiều ý kiến phát biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm, khắc phục vấn đề thiếu điện trong thời gian qua, đảm bảo điện phục vụ cho đời sống nhân dân cũng như phục vụ sản xuất.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh đề nghị Chính phủ có chính sách phù hợp trong giáo dục và đào tạo; quan tâm và cấp từ ngân sách cho việc xây nhà bán trú dân nuôi.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho rằng ngoài hỗ trợ 62 huyện nghèo cần có chính sách cho huyện cận nghèo; đầu tư cho hệ thống đường vào trung tâm xã; xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội; hỗ trợ cai nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai; hỗ trợ địa phương xây dựng mô hình làng xã sống chung với lũ, hỗ trợ nguồn lực xây dựng nông thôn mới...
Thủ tướng cho biết các ý kiến phát biểu đóng góp của các địa phương và bộ, ngành tại hội nghị sẽ được tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện, sớm ban hành Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 trong vài ngày tới, để có phương hướng điều hành nhất quán ngay từ những ngày đầu năm 2011./.
Nêu bật những thành quả đất nước đã đạt được, Thủ tướng nhấn mạnh năm 2010, Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức khó khăn như khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu tiếp tục tác động lớn vào nền kinh tế trong nước, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề...
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, của toàn đảng, toàn dân và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng, Nhà nước đề ra.
Bên cạnh những kết quả đã làm được, Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn tồn tại yếu kém trong năm 2010. Đó là kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa ổn định, thể hiện rõ là giá cả tăng cao, lãi suất cao; năng suất, chất lượng cạnh tranh chưa cao...
Những vấn đề bức xúc của xã hội giải quyết chưa được nhiều như tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông...; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Chính phủ cũng như chính quyền các cấp còn nhiều vấn đề tồn tại (quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, rừng...); quản lý về doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp nhà nước chưa tốt...
Thủ tướng nêu rõ Chính phủ nghiêm túc nhìn nhận những mặt còn hạn chế cũng như các địa phương cần rút kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục trong thời gian tới.
Về nhiệm vụ công tác năm 2011, Thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương triển khai đồng bộ, toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2011 ngay từ đầu ngày đầu năm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng hệ thống chính quyền, quốc phòng an ninh...; trong đó cần xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, công việc cần triển khai trong từng thời gian, từng lĩnh vực cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh phải tập trung ổn định cho được kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh cả Trung ương và địa phương phải chung sức giải quyết vấn đề này, nhất là trong dịp Tết sắp tới, để kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả.
Thủ tướng nhắc nhở trong vấn đề kinh tế, có rất nhiều việc cần triển khai nhưng thời gian tới cần tập trung làm thật tốt 2 việc là kiểm soát giá cả và lãi suất; các bộ, ngành và địa phương cần có sự chuẩn bị tốt cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Về các vấn đề xã hội cần tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị năm 2011, Chính phủ và các bộ, ngành và địa phương cùng nhau nâng cao hơn nữa chất lượng năng lực dự báo tình hình, phải dự báo đúng thì phản ứng chính sách mới kịp thời, hiệu quả.
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm hoàn thiện thể chế, cơ chế trong quản lý điều hành, trong đó đặc biệt chú ý tới các lĩnh vực về quản lý đất đai, khoáng sản, rừng, môi trường; rà soát lại thể chế để quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
Thủ tướng lưu ý trong năm tới, cần chú ý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trên tất cả các lĩnh vực để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và đề ra các chủ trương, chính sách hiệu quả; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương với địa phương cần được tăng cường hơn nữa.
Thủ tướng đề nghị công tác thông tin, tuyên truyền cần được làm tốt để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, quyết tâm thực hiện thành công những nhiệm vụ đề ra trong năm 2011.
Thảo luận về nhóm giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cần tập trung đầu tư cho 3 vùng kinh tế trọng điểm là Bắc Bộ, Nam Bộ và miền Trung.
Theo đại biểu khi 3 "đầu tàu" này chuyển động, phát triển mạnh sẽ kéo theo sự phát triển lan tỏa tới các tỉnh xung quanh, trong đó cần chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, kết nối hạ tầng giao thông.
"Nếu chúng ta đầu tư dàn trải trong bối cảnh nguồn ngân sách có hạn thì sẽ phân tán sức mạnh, không hiệu quả," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh và nhiều đại biểu khác cùng tán thành với quan điểm này và nhấn mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm là chủ trương đúng đắn, mang tính chiến lược, trong đó phải có giải pháp đột phá và tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, chú trọng kết nối các hạ tầng liên vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng chương trình kinh tế biển để đảm bảo phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đánh giá vừa qua lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao nên các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đề nghị Chính phủ có giải pháp điều chỉnh mặt bằng lãi suất, xử lý nghiêm các ngân hàng tăng cao lãi suất huy động dẫn tới lãi suất cho vay quá cao để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, phục vụ tăng trưởng...
Rất nhiều ý kiến phát biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm, khắc phục vấn đề thiếu điện trong thời gian qua, đảm bảo điện phục vụ cho đời sống nhân dân cũng như phục vụ sản xuất.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh đề nghị Chính phủ có chính sách phù hợp trong giáo dục và đào tạo; quan tâm và cấp từ ngân sách cho việc xây nhà bán trú dân nuôi.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho rằng ngoài hỗ trợ 62 huyện nghèo cần có chính sách cho huyện cận nghèo; đầu tư cho hệ thống đường vào trung tâm xã; xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội; hỗ trợ cai nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai; hỗ trợ địa phương xây dựng mô hình làng xã sống chung với lũ, hỗ trợ nguồn lực xây dựng nông thôn mới...
Thủ tướng cho biết các ý kiến phát biểu đóng góp của các địa phương và bộ, ngành tại hội nghị sẽ được tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện, sớm ban hành Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 trong vài ngày tới, để có phương hướng điều hành nhất quán ngay từ những ngày đầu năm 2011./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)