Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 18/11, tại Bali, Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, ASEAN-Hoa Kỳ, Cấp cao Mekong-Nhật Bản.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá cao những tiến triển trong hợp tác ASEAN+3, trong đó có việc triển khai Thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai, Hiệp định Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3, Nhóm Tầm nhìn Đông Á lần 2, và các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, dịch bệnh truyền nhiễm, giao lưu văn hóa...
Về định hướng hợp tác, các nhà lãnh đạo nhất trí sẽ tập trung vào triển khai hiệu quả Kế hoạch công tác hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2007-2017; tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ, thương mại, đầu tư, thúc đẩy kết nối Đông Á trên cơ sở triển khai kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và tăng cường hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Đóng góp cho định hướng tiến trình hợp tác ASEAN+3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần tập trung nguồn lực triển khai kế hoạch hợp tác giai đoạn 2007-2017; nhất là tăng cường hợp tác về tài chính - tiền tệ; đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng; bảo đảm thực hiện đúng lộ trình các Hiệp định thương mại tự do (FTA)+1 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và nghiên cứu khả thi thành lập Khu vực mậu dịch tự do Đông Á.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15 năm quan hệ đối thoại ASEAN+3 vào năm 2012 một cách thiết thực và có ý nghĩa.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ, Lãnh đạo các nước ASEAN và Hoa Kỳ chia sẻ các tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác thời gian qua, nhất là ba Hội nghị Cấp cao đã được tổ chức hàng năm từ 2009.
Lãnh đạo hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ lên tầm đối tác chiến lược; tiếp tục dành nguồn lực và ưu tiên cao cho triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015; tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, kết nối, an ninh an toàn hàng hải và các vấn đề xuyên quốc gia khác. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, liên kết khu vực; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; nhất trí thúc đẩy hợp tác chuyên ngành, cũng như hợp tác tiểu vùng thông qua cơ chế Hội nghị Ngoại trưởng các nước hạ nguồn sông Mekong-Hoa Kỳ...
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị trong thời gian tới, hai bên cần phối hợp chặt chẽ và dành nguồn lực cần thiết để triển khai các thoả thuận, nhất là thực hiện thành công Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015. Trong đó, dành ưu tiên cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức toàn cầu, đồng thời hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, hỗ trợ phát triển tiểu vùng sông Mekong...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ tăng cường quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ cả về đa phương và song phương vì lợi ích của các bên, vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Kết thúc Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 3 và thông qua Kế hoạch Hành động 2011-2015 thực hiện Quan hệ đối tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình và thịnh vượng.
Tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản đánh giá cao những kết quả trong triển khai Chương trình hành động 63, các Sáng kiến hợp tác kinh tế-công nghiệp Mekong-Nhật Bản và Thập kỷ Mekong Xanh cũng như việc triển khai các dự án và hoạt động cụ thể về phát triển hạ tầng trong Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế phía Nam, xây dựng cảng biển và cảng hàng không tại các nước Mekong, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực.
Các nhà lãnh đạo nhất trí xây dựng các trụ cột hợp tác mới cho giai đoạn 2013-2015 thay thế cho Chương trình hành động 63; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong, vì sự phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững tại khu vực Mê Công, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát triển ở khu vực.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hợp tác hai bên cần tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên đã xác định là: kết nối ASEAN, hợp tác môi trường, hợp tác công-tư, an ninh con người và sức khỏe cho bà mẹ trẻ em.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực và nguyện vọng của Nhật Bản trong việc trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nếu cơ quan này được mở rộng.
Về hợp tác trong lĩnh vực môi trường và quản lý nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, dòng sông Mekong có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các nước trong tiểu vùng.
Thủ tướng nhấn mạnh lũ lụt bất thường và xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nề tại các nước Mekong thời gian qua càng khẳng định tính cấp thiết của hợp tác quản lý và sử dụng nước sông Mekong một cách hợp lý và bền vững; cho rằng việc phối hợp giữa các nước Mekong để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể và khoa học các tác động đến môi trường sống là việc làm cấp thiết và quan trọng trước khi có quyết định về việc xây dựng các công trình thủy điện dòng chính của sông Mekong.
Tại Hội nghị, Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thống nhất đề nghị Nhật Bản hỗ trợ cho dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đặc biệt quan trọng này.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung của Hội nghị.
Cùng ngày, bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và trao đổi với một số nhà lãnh đạo các nước về quan hệ song phương, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Nhật Bản Yosihiko Noda, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đều khẳng định nỗ lực tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và những vấn đề mới nổi lên như: ứng phó với biến khí hậu, môi trường…
Trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên bày tỏ vui mừng về quan hệ hiện nay, đồng thời khẳng định nỗ lực triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, trong đó có Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, hai bên nhất trí cần tăng cường thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế-thương mại và ứng phó trước biến đổi khí hậu./.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá cao những tiến triển trong hợp tác ASEAN+3, trong đó có việc triển khai Thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai, Hiệp định Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3, Nhóm Tầm nhìn Đông Á lần 2, và các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, dịch bệnh truyền nhiễm, giao lưu văn hóa...
Về định hướng hợp tác, các nhà lãnh đạo nhất trí sẽ tập trung vào triển khai hiệu quả Kế hoạch công tác hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2007-2017; tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ, thương mại, đầu tư, thúc đẩy kết nối Đông Á trên cơ sở triển khai kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và tăng cường hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Đóng góp cho định hướng tiến trình hợp tác ASEAN+3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần tập trung nguồn lực triển khai kế hoạch hợp tác giai đoạn 2007-2017; nhất là tăng cường hợp tác về tài chính - tiền tệ; đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng; bảo đảm thực hiện đúng lộ trình các Hiệp định thương mại tự do (FTA)+1 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và nghiên cứu khả thi thành lập Khu vực mậu dịch tự do Đông Á.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15 năm quan hệ đối thoại ASEAN+3 vào năm 2012 một cách thiết thực và có ý nghĩa.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ, Lãnh đạo các nước ASEAN và Hoa Kỳ chia sẻ các tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác thời gian qua, nhất là ba Hội nghị Cấp cao đã được tổ chức hàng năm từ 2009.
Lãnh đạo hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ lên tầm đối tác chiến lược; tiếp tục dành nguồn lực và ưu tiên cao cho triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015; tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, kết nối, an ninh an toàn hàng hải và các vấn đề xuyên quốc gia khác. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, liên kết khu vực; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; nhất trí thúc đẩy hợp tác chuyên ngành, cũng như hợp tác tiểu vùng thông qua cơ chế Hội nghị Ngoại trưởng các nước hạ nguồn sông Mekong-Hoa Kỳ...
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị trong thời gian tới, hai bên cần phối hợp chặt chẽ và dành nguồn lực cần thiết để triển khai các thoả thuận, nhất là thực hiện thành công Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015. Trong đó, dành ưu tiên cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức toàn cầu, đồng thời hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, hỗ trợ phát triển tiểu vùng sông Mekong...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ tăng cường quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ cả về đa phương và song phương vì lợi ích của các bên, vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Kết thúc Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 3 và thông qua Kế hoạch Hành động 2011-2015 thực hiện Quan hệ đối tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình và thịnh vượng.
Tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản đánh giá cao những kết quả trong triển khai Chương trình hành động 63, các Sáng kiến hợp tác kinh tế-công nghiệp Mekong-Nhật Bản và Thập kỷ Mekong Xanh cũng như việc triển khai các dự án và hoạt động cụ thể về phát triển hạ tầng trong Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế phía Nam, xây dựng cảng biển và cảng hàng không tại các nước Mekong, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực.
Các nhà lãnh đạo nhất trí xây dựng các trụ cột hợp tác mới cho giai đoạn 2013-2015 thay thế cho Chương trình hành động 63; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong, vì sự phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững tại khu vực Mê Công, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát triển ở khu vực.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hợp tác hai bên cần tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên đã xác định là: kết nối ASEAN, hợp tác môi trường, hợp tác công-tư, an ninh con người và sức khỏe cho bà mẹ trẻ em.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực và nguyện vọng của Nhật Bản trong việc trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nếu cơ quan này được mở rộng.
Về hợp tác trong lĩnh vực môi trường và quản lý nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, dòng sông Mekong có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các nước trong tiểu vùng.
Thủ tướng nhấn mạnh lũ lụt bất thường và xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nề tại các nước Mekong thời gian qua càng khẳng định tính cấp thiết của hợp tác quản lý và sử dụng nước sông Mekong một cách hợp lý và bền vững; cho rằng việc phối hợp giữa các nước Mekong để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể và khoa học các tác động đến môi trường sống là việc làm cấp thiết và quan trọng trước khi có quyết định về việc xây dựng các công trình thủy điện dòng chính của sông Mekong.
Tại Hội nghị, Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thống nhất đề nghị Nhật Bản hỗ trợ cho dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đặc biệt quan trọng này.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung của Hội nghị.
Cùng ngày, bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và trao đổi với một số nhà lãnh đạo các nước về quan hệ song phương, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Nhật Bản Yosihiko Noda, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đều khẳng định nỗ lực tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và những vấn đề mới nổi lên như: ứng phó với biến khí hậu, môi trường…
Trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên bày tỏ vui mừng về quan hệ hiện nay, đồng thời khẳng định nỗ lực triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, trong đó có Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, hai bên nhất trí cần tăng cường thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế-thương mại và ứng phó trước biến đổi khí hậu./.
(TTXVN/Vietnam+)