Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành xây dựng tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, xác định phát triển nhà ở là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị xã hội.
Tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành xây dựng lần thứ III ngày 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích mà ngành xây dựng đã đạt được trong thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng các đạo luật mới mà ngành tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị là những đột phá về cơ chế chính sách, góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển ngành xây dựng của đất nước.
Công tác quản lý phát triển đô thị từng bước đi vào nền nếp, hệ thống đô thị phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành nhân tố tích cực, đảm nhiệm vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương và cả nước.
Việc đổi mới quản lý, sắp xếp, cổ phần hóa kết hợp với chú trọng đầu tư nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp đã giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành xây dựng đã có bước trưởng thành rõ rệt về năng lực và sức cạnh tranh, tạo được thương hiệu và uy tín cao, không chỉ trong lĩnh vực truyền thống là xây dựng dân dụng và công nghiệp mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như giao thông, dầu khí, chế tạo cơ khí nặng.
Mặc dù chịu ảnh rất nặng nề do khủng hoảng, suy giảm kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 2006-2010 của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng vẫn đạt trên 20%/năm, góp phần đáng kể vào ổn định tăng trưởng kinh tế của đất nước...
Trong 5 năm qua, ngành xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực công tác. Mỗi công trình, nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị mới hình thành đều ghi đậm dấu ấn về công sức, trí tuệ và những thành quả lao động sáng tạo của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành xây dựng, Thủ tướng nói.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những hạn chế mà ngành cần sớm khắc phục. Chính sách quản lý chuyên ngành vẫn chưa đồng bộ, còn thiếu tầm nhìn dài hạn, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng tuy đã qua nhiều lần sửa đổi song vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc.
Chất lượng công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch còn nhiều hạn chế; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản còn lúng túng, hiệu quả thấp.
Năng lực ngành xây dựng, cả về nhân lực, thiết bị, công nghệ vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành xây dựng cần tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về xây dựng.
Ngay trong năm 2011, ngành cần nghiên cứu đổi mới căn bản cơ chế quản lý đầu tư xây dựng gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành xây dựng với chất lượng ngày càng cao; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng; kiểm soát tốt quá trình đô thị hóa, bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững, tránh lãng phí đất đai.
Ngành cần phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong công tác quy hoạch, bảo đảm tính kết nối liên thông giữa các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị, đồng thời tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch./.
Tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành xây dựng lần thứ III ngày 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích mà ngành xây dựng đã đạt được trong thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng các đạo luật mới mà ngành tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị là những đột phá về cơ chế chính sách, góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển ngành xây dựng của đất nước.
Công tác quản lý phát triển đô thị từng bước đi vào nền nếp, hệ thống đô thị phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành nhân tố tích cực, đảm nhiệm vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương và cả nước.
Việc đổi mới quản lý, sắp xếp, cổ phần hóa kết hợp với chú trọng đầu tư nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp đã giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành xây dựng đã có bước trưởng thành rõ rệt về năng lực và sức cạnh tranh, tạo được thương hiệu và uy tín cao, không chỉ trong lĩnh vực truyền thống là xây dựng dân dụng và công nghiệp mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như giao thông, dầu khí, chế tạo cơ khí nặng.
Mặc dù chịu ảnh rất nặng nề do khủng hoảng, suy giảm kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 2006-2010 của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng vẫn đạt trên 20%/năm, góp phần đáng kể vào ổn định tăng trưởng kinh tế của đất nước...
Trong 5 năm qua, ngành xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực công tác. Mỗi công trình, nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị mới hình thành đều ghi đậm dấu ấn về công sức, trí tuệ và những thành quả lao động sáng tạo của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành xây dựng, Thủ tướng nói.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những hạn chế mà ngành cần sớm khắc phục. Chính sách quản lý chuyên ngành vẫn chưa đồng bộ, còn thiếu tầm nhìn dài hạn, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng tuy đã qua nhiều lần sửa đổi song vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc.
Chất lượng công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch còn nhiều hạn chế; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản còn lúng túng, hiệu quả thấp.
Năng lực ngành xây dựng, cả về nhân lực, thiết bị, công nghệ vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành xây dựng cần tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về xây dựng.
Ngay trong năm 2011, ngành cần nghiên cứu đổi mới căn bản cơ chế quản lý đầu tư xây dựng gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành xây dựng với chất lượng ngày càng cao; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng; kiểm soát tốt quá trình đô thị hóa, bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững, tránh lãng phí đất đai.
Ngành cần phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong công tác quy hoạch, bảo đảm tính kết nối liên thông giữa các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị, đồng thời tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)