Ông Võ Phi Hùng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết do nguồn dự trữ hàng hóa phong phú nên trong và sau cơn bão số 10, tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường.
Riêng nguồn cung rau, củ có thể thiếu hụt trong vài ngày do mưa bão nhưng sẽ ổn định nhanh, giá có thể tăng thêm 2.000-3.000 đồng/kg so với tuần trước.
Để bình ổn thị trường trước, trong và sau cơn bão số 10, các địa phương và doanh nghiệp ở Thừa Thiên-Huế đã dự trữ hàng trăm tấn gạo và 100 tấn mì tôm với tổng kinh phí 4,2 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ lãi suất vay 177 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã chủ động ký hợp đồng cung ứng 70 tấn hàng hóa dự trữ theo chỉ đạo của tỉnh, bao gồm mì ăn liền, dầu ăn, cá, thịt hộp các loại đưa về phục vụ người dân các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới và các huyện thấp trũng thường bị chia cắt khi bão lụt xảy ra như Quảng Điền, Phong Điền và Phú Lộc để góp phần bình ổn thị trường.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương thực Thừa Thiên-Huế cũng chủ động dự trữ khoảng 200 tấn lương thực tại các kho để bình ổn thị trường.
Theo kế hoạch, lương thực được đơn vị dự trữ trong bốn tháng, chủ yếu là gạo cho các mùa bão lụt. Qua đó, doanh nghiệp góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng găm hàng, nâng giá vào mùa mưa bão.
Tại Thừa Thiên-Huế, với phương châm "4 tại chỗ," người dân trong vùng lũ lụt còn được khuyến cáo dự trữ lương thực (chủ yếu là gạo) tối thiểu đủ ăn từ 1 tháng trở lên đề phòng mưa lũ dài ngày.
Tương tự, Siêu thị BigC Huế đã ký hợp đồng thu mua hàng nông sản của trên 20 nhà sản xuất địa phương, như trứng gà, rau, củ, quả sạch, trái cây, thịt bò, thịt gia cầm, thủy sản... với tổng doanh số nhập hàng khoảng 500 triệu đồng/tháng.
Trong khi những ngày mưa bão, hàng hóa bên ngoài thị trường khan hiếm, giá cả có nhiều biến động thất thường, thì hàng trong Siêu thị BigC Huế hết sức phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả phải chăng./.
Riêng nguồn cung rau, củ có thể thiếu hụt trong vài ngày do mưa bão nhưng sẽ ổn định nhanh, giá có thể tăng thêm 2.000-3.000 đồng/kg so với tuần trước.
Để bình ổn thị trường trước, trong và sau cơn bão số 10, các địa phương và doanh nghiệp ở Thừa Thiên-Huế đã dự trữ hàng trăm tấn gạo và 100 tấn mì tôm với tổng kinh phí 4,2 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ lãi suất vay 177 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã chủ động ký hợp đồng cung ứng 70 tấn hàng hóa dự trữ theo chỉ đạo của tỉnh, bao gồm mì ăn liền, dầu ăn, cá, thịt hộp các loại đưa về phục vụ người dân các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới và các huyện thấp trũng thường bị chia cắt khi bão lụt xảy ra như Quảng Điền, Phong Điền và Phú Lộc để góp phần bình ổn thị trường.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương thực Thừa Thiên-Huế cũng chủ động dự trữ khoảng 200 tấn lương thực tại các kho để bình ổn thị trường.
Theo kế hoạch, lương thực được đơn vị dự trữ trong bốn tháng, chủ yếu là gạo cho các mùa bão lụt. Qua đó, doanh nghiệp góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng găm hàng, nâng giá vào mùa mưa bão.
Tại Thừa Thiên-Huế, với phương châm "4 tại chỗ," người dân trong vùng lũ lụt còn được khuyến cáo dự trữ lương thực (chủ yếu là gạo) tối thiểu đủ ăn từ 1 tháng trở lên đề phòng mưa lũ dài ngày.
Tương tự, Siêu thị BigC Huế đã ký hợp đồng thu mua hàng nông sản của trên 20 nhà sản xuất địa phương, như trứng gà, rau, củ, quả sạch, trái cây, thịt bò, thịt gia cầm, thủy sản... với tổng doanh số nhập hàng khoảng 500 triệu đồng/tháng.
Trong khi những ngày mưa bão, hàng hóa bên ngoài thị trường khan hiếm, giá cả có nhiều biến động thất thường, thì hàng trong Siêu thị BigC Huế hết sức phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả phải chăng./.
Quốc Việt (TTXVN)