Những ngày gần đây, ngư dân xã Điền Hải, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đánh bắt được một lượng lớn cá dìa.
Trung bình mỗi trộ nò, sáo khai thác được từ 15 kg đến 25 kg, cá biệt có 5 trộ của ông Nguyễn Tần, Trần Vinh, Phan Thưởng, Phan Quảng (Chi hội nghề cá thôn 8) và ông Hà Thô (Chi hội nghề cá thôn 1) khai thác được từ 85 kg đến 120 kg, cỡ cá từ 10 đến 15 con/kg.
Nếu tính trung bình giá cá từ 120.000 đến 140.000 đồng/kg thì trong một ngày, mỗi trộ nò sáo ở đây thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Theo ông Phan Ấm (85 tuổi), ngư dân lớn tuổi nhất trong vùng thì đây là hiện tượng hiếm gặp trong hàng chục năm trở lại đây.
Giải thích hiện tượng này, ông Phan Chiến, Chủ tịch Chi hội nghề cá thôn 8 xã Điền Hải cho biết, sau khi Khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát (xã Điền Hải) được hình thành năm 2010, Chi hội nghề cá được sự hỗ trợ của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên-Huế hướng dẫn về phương pháp bảo vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có việc thả một lượng lớn cá dìa giống vào đầu năm. Việc bảo vệ nghiêm ngặt Khu bảo vệ thủy sản đã tạo điều kiện các loại thảm thực vật, rong, cỏ... phát triển tốt, đây chính là nguồn thức ăn và là nơi trú ẩn để cá dìa phát triển.
Với lợi thế có hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập ban đầu 10 khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng với tổng diện tích khoảng hơn 200 ha, trong đó bao gồm việc tăng cường công tác quản lý bãi giống, bãi đẻ, tránh lối đánh bắt hủy diệt làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của nguồn lợi thủy sản.
Tại các khu bảo vệ đã cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh; các hoạt động giao thông thủy được phép qua lại nhưng không được dừng tàu thuyền lại trong khu bảo vệ; hoạt động du lịch sinh thái được phép khi có sự tham gia và giám sát của cộng đồng ngư dân địa phương.
Bước đầu, tại đây đã ngăn chặn được việc đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng xung điện, giã cào, đặt lừ, nò sáo... làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Đối với người dân, khi được giao quản lý diện tích mặt nước, họ đều có ý thức hơn trong việc kết hợp sử dụng, đánh bắt và bảo vệ môi trường tốt hơn./.
Trung bình mỗi trộ nò, sáo khai thác được từ 15 kg đến 25 kg, cá biệt có 5 trộ của ông Nguyễn Tần, Trần Vinh, Phan Thưởng, Phan Quảng (Chi hội nghề cá thôn 8) và ông Hà Thô (Chi hội nghề cá thôn 1) khai thác được từ 85 kg đến 120 kg, cỡ cá từ 10 đến 15 con/kg.
Nếu tính trung bình giá cá từ 120.000 đến 140.000 đồng/kg thì trong một ngày, mỗi trộ nò sáo ở đây thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Theo ông Phan Ấm (85 tuổi), ngư dân lớn tuổi nhất trong vùng thì đây là hiện tượng hiếm gặp trong hàng chục năm trở lại đây.
Giải thích hiện tượng này, ông Phan Chiến, Chủ tịch Chi hội nghề cá thôn 8 xã Điền Hải cho biết, sau khi Khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát (xã Điền Hải) được hình thành năm 2010, Chi hội nghề cá được sự hỗ trợ của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên-Huế hướng dẫn về phương pháp bảo vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có việc thả một lượng lớn cá dìa giống vào đầu năm. Việc bảo vệ nghiêm ngặt Khu bảo vệ thủy sản đã tạo điều kiện các loại thảm thực vật, rong, cỏ... phát triển tốt, đây chính là nguồn thức ăn và là nơi trú ẩn để cá dìa phát triển.
Với lợi thế có hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập ban đầu 10 khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng với tổng diện tích khoảng hơn 200 ha, trong đó bao gồm việc tăng cường công tác quản lý bãi giống, bãi đẻ, tránh lối đánh bắt hủy diệt làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của nguồn lợi thủy sản.
Tại các khu bảo vệ đã cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh; các hoạt động giao thông thủy được phép qua lại nhưng không được dừng tàu thuyền lại trong khu bảo vệ; hoạt động du lịch sinh thái được phép khi có sự tham gia và giám sát của cộng đồng ngư dân địa phương.
Bước đầu, tại đây đã ngăn chặn được việc đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng xung điện, giã cào, đặt lừ, nò sáo... làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Đối với người dân, khi được giao quản lý diện tích mặt nước, họ đều có ý thức hơn trong việc kết hợp sử dụng, đánh bắt và bảo vệ môi trường tốt hơn./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)