Ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, nghề nuôi ong lấy mật phát triển mạnh và liên tục trong khoảng 4 tháng Hè. Nuôi ong lấy mật là một nghề còn khá mới đối với nông dân tỉnh Thừa Thiên-Huế khi mới phát triển mạnh khoảng 3 năm trở lại đây nhưng đã góp phần quan trọng để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.
Phần đông những người làm nghề nuôi ong ở Thừa Thiên-Huế đến từ các tỉnh phía Nam và một số là cư dân địa phương. Hai giống ong được người dân lựa chọn nuôi nhiều nhất là ong nhập từ Australia và Italy. Gia đình ông Trần Văn May ở xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc nuôi 500 tổ ong dưới cánh rừng keo, tràm.
Đây là năm thứ ba liên tiếp, ông May đưa ong từ Tây Nguyên ra Thừa Thiên-Huế nuôi lấy mật nhằm tận dụng nguồn thức ăn từ hoa của rừng keo, tràm, cây ăn quả, cây ngắn ngày... qua đó, đã tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn.
Ông May cho biết, hiện nay, nhiều người chọn giống ong được nhập từ Australia để nuôi. Vì, giống ong nhập từ Australia cho lượng mật gấp hơn 2 lần so với các giống ong nội; đồng thời, hương vị của mật ong Australia cũng được ưa chuộng hơn nên bán được giá cao hơn so với mật của các giống ong khác.
Mùa Hè là vụ nuôi ong chính nên một tuần tiến hành lấy mật một lần. Với 500 tổ ong, mỗi đợt lấy mật cho sản lượng khoảng gần 2 tấn. Nếu thời tiết thuận lợi để các loài cây ra hoa nhiều và đàn ong phát triển tốt thì mỗi mùa hè nuôi ong kéo dài 4 tháng sẽ cho doanh thu khoảng 600 trăm triệu đồng. Những nơi được nhiều người nuôi giống ong Australia lựa chọn nhất là vùng miền núi có trồng rừng kinh tế với các loại cây như keo, tràm, cao su...
Tại các địa phương có nhiều rừng keo, tràm như huyện Nam Đông; dọc theo tuyến đường La Sơn; các xã Lộc Sơn, Xuân Lộc, Lộc Bổn... của huyện Phú Lộc; Bình Thành, Bình Điền... của thị xã Hương Trà đã có hàng trăm trang trại, gia trại nuôi ong lấy mật.
Với các giống ong nhập từ Italia được phát triển mạnh ở huyện A Lưới, vùng gò núi thị xã Hương Trà... Hình thức nuôi ong phổ biến nhất theo mô hình trang trại hoặc gia trại. Nuôi theo quy mô trang trại thì có từ 500 đến 1.000 tổ ong, còn gia trại thì cũng từ 200 đến 300 tổ ong.
Bên cạnh đó, việc thành lập công ty để tổ chức nuôi và xuất khẩu mật ong cũng đem lại hiệu quả cao. Điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn ong mật Phương Nam đã tổ chức nuôi đến 25 trại ong ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) và xã Bình Điền (Hương Trà). Mỗi mùa, công ty ong mật Phương Nam thu được khoảng 200 tấn mật để xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản... đồng thời, giải quyết việc làm cho hằng trăm lao động địa phương./.
Phần đông những người làm nghề nuôi ong ở Thừa Thiên-Huế đến từ các tỉnh phía Nam và một số là cư dân địa phương. Hai giống ong được người dân lựa chọn nuôi nhiều nhất là ong nhập từ Australia và Italy. Gia đình ông Trần Văn May ở xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc nuôi 500 tổ ong dưới cánh rừng keo, tràm.
Đây là năm thứ ba liên tiếp, ông May đưa ong từ Tây Nguyên ra Thừa Thiên-Huế nuôi lấy mật nhằm tận dụng nguồn thức ăn từ hoa của rừng keo, tràm, cây ăn quả, cây ngắn ngày... qua đó, đã tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn.
Ông May cho biết, hiện nay, nhiều người chọn giống ong được nhập từ Australia để nuôi. Vì, giống ong nhập từ Australia cho lượng mật gấp hơn 2 lần so với các giống ong nội; đồng thời, hương vị của mật ong Australia cũng được ưa chuộng hơn nên bán được giá cao hơn so với mật của các giống ong khác.
Mùa Hè là vụ nuôi ong chính nên một tuần tiến hành lấy mật một lần. Với 500 tổ ong, mỗi đợt lấy mật cho sản lượng khoảng gần 2 tấn. Nếu thời tiết thuận lợi để các loài cây ra hoa nhiều và đàn ong phát triển tốt thì mỗi mùa hè nuôi ong kéo dài 4 tháng sẽ cho doanh thu khoảng 600 trăm triệu đồng. Những nơi được nhiều người nuôi giống ong Australia lựa chọn nhất là vùng miền núi có trồng rừng kinh tế với các loại cây như keo, tràm, cao su...
Tại các địa phương có nhiều rừng keo, tràm như huyện Nam Đông; dọc theo tuyến đường La Sơn; các xã Lộc Sơn, Xuân Lộc, Lộc Bổn... của huyện Phú Lộc; Bình Thành, Bình Điền... của thị xã Hương Trà đã có hàng trăm trang trại, gia trại nuôi ong lấy mật.
Với các giống ong nhập từ Italia được phát triển mạnh ở huyện A Lưới, vùng gò núi thị xã Hương Trà... Hình thức nuôi ong phổ biến nhất theo mô hình trang trại hoặc gia trại. Nuôi theo quy mô trang trại thì có từ 500 đến 1.000 tổ ong, còn gia trại thì cũng từ 200 đến 300 tổ ong.
Bên cạnh đó, việc thành lập công ty để tổ chức nuôi và xuất khẩu mật ong cũng đem lại hiệu quả cao. Điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn ong mật Phương Nam đã tổ chức nuôi đến 25 trại ong ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) và xã Bình Điền (Hương Trà). Mỗi mùa, công ty ong mật Phương Nam thu được khoảng 200 tấn mật để xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản... đồng thời, giải quyết việc làm cho hằng trăm lao động địa phương./.
Nguyên Lý (TTXVN)