Tỉnh Thừa Thiên-Huế có bờ biển 126km và hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai 22.000ha mặt nước. Trong vùng hiện có 5 cửa biển, trong đó có hai cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Đây là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội và giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; có tiềm năng thế mạnh trong xây dựng nền kinh tế biển và đầm phá.
Phương hướng phát triển kinh tế trong vùng là tập trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp... lĩnh vực thủy sản đã có bước phát triển mạnh, với diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 5.785ha; sản lượng đạt 10.740 tấn, tăng 30,8% so với năm 2007.
Kinh tế biển được đầu tư đúng hướng, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đến nay, toàn tỉnh có 1.635 chiếc tàu khai thác thủy sản trên biển; trong đó 226 chiếc tàu công suất từ 90-350CV. Hiện tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đạt sản lượng khai thác gần 32.500 tấn, tăng bình quân gần 20%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 16 triệu USD, tăng 2,1 lần so với năm 2007.
[Thừa Thiên-Huế phát triển rừng ven biển và đầm phá]
Các địa phương vùng ven biển thành lập được 330 cơ sở chế biến nước mắm và các loại thủy sản khô, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,5 triệu lít nước mắm; 1,5 tấn mắm và hơn 100 tấn thủy sản khô. Điều quan trọng là ngành thủy sản đã tạo ra một hướng đi trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá, giải quyết việc làm, góp phần thúc đẩy sự ổn định và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư ở vùng đầm phá, ven biển.
Du lịch cũng được các địa phương chú trọng đầu tư phát triển thành kinh tế chủ lực của vùng. Các đơn vị lữ hành không ngừng mở các tour du lịch trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, du lịch sinh thái, tắm biển, du lịch cộng đồng gắn với các loại hình du lịch văn hóa, lễ hội dân gian, du lịch làng nghề...
Tiếp tục phát triển kinh tế biển và đầm phá, trọng tâm là phát triển vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên-Huế đầu tư tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng du lịch-thủy sản-tiểu thủ công nghiệp-nông nghiệp sinh thái.
Từ nay đến năm 2020, Thừa Thiên-Huế phấn đấu xây dựng vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trở thành vùng du lịch sinh thái trọng điểm. Ngành thủy sản tập trung phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của người dân ven biển và đầm phá.
Tỉnh ưu tiên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng giảm còn dưới 5%.../.
Phương hướng phát triển kinh tế trong vùng là tập trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp... lĩnh vực thủy sản đã có bước phát triển mạnh, với diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 5.785ha; sản lượng đạt 10.740 tấn, tăng 30,8% so với năm 2007.
Kinh tế biển được đầu tư đúng hướng, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đến nay, toàn tỉnh có 1.635 chiếc tàu khai thác thủy sản trên biển; trong đó 226 chiếc tàu công suất từ 90-350CV. Hiện tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đạt sản lượng khai thác gần 32.500 tấn, tăng bình quân gần 20%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 16 triệu USD, tăng 2,1 lần so với năm 2007.
[Thừa Thiên-Huế phát triển rừng ven biển và đầm phá]
Các địa phương vùng ven biển thành lập được 330 cơ sở chế biến nước mắm và các loại thủy sản khô, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,5 triệu lít nước mắm; 1,5 tấn mắm và hơn 100 tấn thủy sản khô. Điều quan trọng là ngành thủy sản đã tạo ra một hướng đi trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá, giải quyết việc làm, góp phần thúc đẩy sự ổn định và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư ở vùng đầm phá, ven biển.
Du lịch cũng được các địa phương chú trọng đầu tư phát triển thành kinh tế chủ lực của vùng. Các đơn vị lữ hành không ngừng mở các tour du lịch trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, du lịch sinh thái, tắm biển, du lịch cộng đồng gắn với các loại hình du lịch văn hóa, lễ hội dân gian, du lịch làng nghề...
Tiếp tục phát triển kinh tế biển và đầm phá, trọng tâm là phát triển vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên-Huế đầu tư tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng du lịch-thủy sản-tiểu thủ công nghiệp-nông nghiệp sinh thái.
Từ nay đến năm 2020, Thừa Thiên-Huế phấn đấu xây dựng vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trở thành vùng du lịch sinh thái trọng điểm. Ngành thủy sản tập trung phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của người dân ven biển và đầm phá.
Tỉnh ưu tiên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng giảm còn dưới 5%.../.
Quốc Việt (TTXVN)