Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện nay, công tác phòng chống bệnh sốt rét còn nhiều khó khăn. Mặc dù trên toàn tỉnh đã giảm được nhiều chỉ số sốt rét tại các địa phương vùng miền núi, biên giới, nhưng sốt rét ngoại lai do người dân địa phương đi lao động ở xa trở về lại diễn biến phức tạp.
Hiện nay, bệnh sốt rét ngoại lai có chiều hướng tăng tại các xã, như: Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì... (huyện Phú Lộc).
Tại các địa phương trên đã ghi nhận được khoảng 47 người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét P.vivax - loại ký sinh trùng chỉ gây sốt rét cơn, không gây ác tính; chiếm 1/3 tổng số ca sốt rét toàn tỉnh. Nguyên nhân là do người dân địa phương đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam và ở Lào mang theo mầm bệnh sốt rét trở về.
Trước thực trạng đó, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp màn tẩm hóa chất, một liều thuốc điều trị sốt rét cho những người thường xuyên đi làm ăn xa hoặc sang Lào. Các cơ sở y tế tổ chức lấy mẫu máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét đối với những người đi làm ở xa trở về, và nếu trường hợp nào thấy phát hiện bị sốt rét sẽ được điều trị ngay.
Từ năm 2009 đến nay, Thừa Thiên-Huế thực hiện dự án "Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét" tại 32 xã, thị trấn với 199 thôn, bản thuộc 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Tại huyện A Lưới, sốt rét ngoại lai chủ yếu là do người dân đi rừng, ngủ rẫy, di cư tự do, nhất là đi qua biên giới.
Dự án đã hỗ trợ huyện A Lưới phối hợp với huyện Ka Lừm và Tù Muội của Lào quản lý người dân qua lại biên giới. Qua đó, tất cả các chỉ số về sốt rét đều giảm, như: bệnh nhân giảm 31%; ký sinh trùng sốt rét giảm 5,8%...
Thông qua dự án, đã có hơn 54% dân số ở A Lưới và Nam Đông sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ. Hơn 2.000 phụ nữ có thai được cung cấp vật liệu, tài liệu và hướng dẫn cách phòng tránh sốt rét.
Ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng tăng cường các biện pháp phòng chống sốt rét cho cộng đồng, như: cấp 13.500 màn đôi, 6.000 màn đơn tẩm hóa chất cho những người đi làm xa, đi rừng, qua biên giới. Cử cán bộ y tế đến từng nhà dân, thôn, bản để tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng chống bệnh sốt rét...
Để tiếp tục giảm thiểu sốt rét, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng thực hiện các biện pháp nâng cao tiếp cận và chẩn đoán, điều trị sốt rét; tăng cường giám sát, ngăn chặn sốt rét ngoại lai; phối hợp với các địa phương của Lào cập nhật thông tin về tình hình sốt rét ở khu vực vực biên giới để có biện pháp bảo vệ công nhân khỏi sốt rét./.
Hiện nay, bệnh sốt rét ngoại lai có chiều hướng tăng tại các xã, như: Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì... (huyện Phú Lộc).
Tại các địa phương trên đã ghi nhận được khoảng 47 người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét P.vivax - loại ký sinh trùng chỉ gây sốt rét cơn, không gây ác tính; chiếm 1/3 tổng số ca sốt rét toàn tỉnh. Nguyên nhân là do người dân địa phương đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam và ở Lào mang theo mầm bệnh sốt rét trở về.
Trước thực trạng đó, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp màn tẩm hóa chất, một liều thuốc điều trị sốt rét cho những người thường xuyên đi làm ăn xa hoặc sang Lào. Các cơ sở y tế tổ chức lấy mẫu máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét đối với những người đi làm ở xa trở về, và nếu trường hợp nào thấy phát hiện bị sốt rét sẽ được điều trị ngay.
Từ năm 2009 đến nay, Thừa Thiên-Huế thực hiện dự án "Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét" tại 32 xã, thị trấn với 199 thôn, bản thuộc 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Tại huyện A Lưới, sốt rét ngoại lai chủ yếu là do người dân đi rừng, ngủ rẫy, di cư tự do, nhất là đi qua biên giới.
Dự án đã hỗ trợ huyện A Lưới phối hợp với huyện Ka Lừm và Tù Muội của Lào quản lý người dân qua lại biên giới. Qua đó, tất cả các chỉ số về sốt rét đều giảm, như: bệnh nhân giảm 31%; ký sinh trùng sốt rét giảm 5,8%...
Thông qua dự án, đã có hơn 54% dân số ở A Lưới và Nam Đông sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ. Hơn 2.000 phụ nữ có thai được cung cấp vật liệu, tài liệu và hướng dẫn cách phòng tránh sốt rét.
Ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng tăng cường các biện pháp phòng chống sốt rét cho cộng đồng, như: cấp 13.500 màn đôi, 6.000 màn đơn tẩm hóa chất cho những người đi làm xa, đi rừng, qua biên giới. Cử cán bộ y tế đến từng nhà dân, thôn, bản để tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng chống bệnh sốt rét...
Để tiếp tục giảm thiểu sốt rét, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng thực hiện các biện pháp nâng cao tiếp cận và chẩn đoán, điều trị sốt rét; tăng cường giám sát, ngăn chặn sốt rét ngoại lai; phối hợp với các địa phương của Lào cập nhật thông tin về tình hình sốt rét ở khu vực vực biên giới để có biện pháp bảo vệ công nhân khỏi sốt rét./.
Nguyên Lý (Vietnam+)