Là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, thời gian qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có nhiều bước tiến tích cực.
Đây là thời điểm để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để tăng khả năng tiếp cận thị trường mỗi bên.
Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến của các quan chức, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp về mối quan hệ hợp tác toàn diện này.
Theo ông Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, một điều ngạc nhiên thú vị là trong khi tình hình kinh tế nói chung gặp khó khăn thì xuất khẩu của Việt Nam vào EU trong quý I năm 2013 tăng 30%, tương tự xuất khẩu của EU vào Việt Nam tăng 20%. Kim ngạch hai chiều đạt 8 tỷ USD.
"Chúng tôi dự đoán rằng xu thế này sẽ được duy trì và kim ngạch thương mại hai chiều cả năm sẽ đạt 30 tỷ USD," ông cho biết.
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm EU… đã thể hiện quyết tâm chính trị của cả hai bên với mối quan hệ hợp tác toàn diện.
Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA) đã được ký kết đề cập đến rất nhiều lĩnh vực, cả thương mại và đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) cởi trói nhiều lĩnh vực liên quan đến đầu tư…
Ông cho biết Việt Nam là nước đầu tiên được EU chọn thực hiện đàm phán FTA, điều đó thể hiện họ đánh giá rất cao Việt Nam trong ASEAN. EU hiện đã vượt Mỹ trở thành đối tác thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta.
Theo ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, vào năm 2015, khi khu vực ASEAN trở thành khu vực mậu dịch tự do thì Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng của các doanh nghiệp châu Âu khi tiếp cận các quốc gia trong khu vực.
Những cải thiện về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã tạo lòng tin cho các doanh nghiệp châu Âu. Tính đến hết năm 2012, đã có khoảng 1.800 dự án của các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt trên 36 tỷ USD.
Thương mại cũng là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU EU. Năm 2012 được coi là một dấu mốc khi EU vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 29 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2011, trong đó chủ yếu là Việt Nam xuất siêu sang EU.
Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Standard Chattered Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã trải qua những giai đoạn thách thức của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là vào năm 2012 khi mà kinh tế Việt Nam đối mặt với khó khăn rất lớn kể từ thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, nhìn chung việc kinh doanh của chúng tôi vẫn phát triển mạnh mẽ bởi những sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi có thể phục vụ khách hàng với mạng lưới rộng khắp khu vực và thế giới. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có lợi thế rất lớn về xuất khẩu, chiếm tới 170% của GDP."
Ông Costantino Sambuy, Tổng giám đốc của Piaggio Việt Nam cho biết công ty có 4 địa điểm sản xuất kinh doanh trên thế giới bao gồm bốn khu vực 1 ở châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
Ông đánh giá Việt Nam là nước có điều kiện kinh doanh dễ dàng nhất cho đến thời điểm hiện nay. Việt Nam là thị trường với mức tiêu thụ nội địa rất nhanh đặc biệt là dòng sản phẩm cao cấp với GDP đầu người ngày càng tăng, mức tiêu thụ nội địa tốt./.
Đây là thời điểm để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để tăng khả năng tiếp cận thị trường mỗi bên.
Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến của các quan chức, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp về mối quan hệ hợp tác toàn diện này.
Theo ông Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, một điều ngạc nhiên thú vị là trong khi tình hình kinh tế nói chung gặp khó khăn thì xuất khẩu của Việt Nam vào EU trong quý I năm 2013 tăng 30%, tương tự xuất khẩu của EU vào Việt Nam tăng 20%. Kim ngạch hai chiều đạt 8 tỷ USD.
"Chúng tôi dự đoán rằng xu thế này sẽ được duy trì và kim ngạch thương mại hai chiều cả năm sẽ đạt 30 tỷ USD," ông cho biết.
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm EU… đã thể hiện quyết tâm chính trị của cả hai bên với mối quan hệ hợp tác toàn diện.
Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA) đã được ký kết đề cập đến rất nhiều lĩnh vực, cả thương mại và đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) cởi trói nhiều lĩnh vực liên quan đến đầu tư…
Ông cho biết Việt Nam là nước đầu tiên được EU chọn thực hiện đàm phán FTA, điều đó thể hiện họ đánh giá rất cao Việt Nam trong ASEAN. EU hiện đã vượt Mỹ trở thành đối tác thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta.
Theo ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, vào năm 2015, khi khu vực ASEAN trở thành khu vực mậu dịch tự do thì Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng của các doanh nghiệp châu Âu khi tiếp cận các quốc gia trong khu vực.
Những cải thiện về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã tạo lòng tin cho các doanh nghiệp châu Âu. Tính đến hết năm 2012, đã có khoảng 1.800 dự án của các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt trên 36 tỷ USD.
Thương mại cũng là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU EU. Năm 2012 được coi là một dấu mốc khi EU vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 29 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2011, trong đó chủ yếu là Việt Nam xuất siêu sang EU.
Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Standard Chattered Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã trải qua những giai đoạn thách thức của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là vào năm 2012 khi mà kinh tế Việt Nam đối mặt với khó khăn rất lớn kể từ thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, nhìn chung việc kinh doanh của chúng tôi vẫn phát triển mạnh mẽ bởi những sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi có thể phục vụ khách hàng với mạng lưới rộng khắp khu vực và thế giới. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có lợi thế rất lớn về xuất khẩu, chiếm tới 170% của GDP."
Ông Costantino Sambuy, Tổng giám đốc của Piaggio Việt Nam cho biết công ty có 4 địa điểm sản xuất kinh doanh trên thế giới bao gồm bốn khu vực 1 ở châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
Ông đánh giá Việt Nam là nước có điều kiện kinh doanh dễ dàng nhất cho đến thời điểm hiện nay. Việt Nam là thị trường với mức tiêu thụ nội địa rất nhanh đặc biệt là dòng sản phẩm cao cấp với GDP đầu người ngày càng tăng, mức tiêu thụ nội địa tốt./.
Minh Nguyệt (TTXVN)