Trong bối cảnh Trung Đông chưa thực sự là thị trường quen thuộc đối vớidoanh nghiệp Việt Nam, Hội thảo nhằm trang bị lăng kính đa chiều giúp các doanhnghiệp Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung có sự hiểu biết,nhìn nhận về thị trường Trung Đông một cách đầy đủ, xác thực hơn.
Các doanh nghịêp tham dự Hội thảo được cung cấp các thông tin hữu ích vềthị trường Arập Xêút và khu vực Trung Đông như chính sách ngoại thương, rào cảnthương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, môi trường đầu tư, quan hệ chính trịthương mại, giới thiệu về yêu cầu chứng chỉ Halal (là sản phẩm được xác nhậnkhông có các thành phần bị cấm) và các điều kiện cần thiết để xuất khẩu sang thịtrường này…
Các doanh nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trực tiếp đặt câuhỏi và trao đổi về cách thức xâm nhập - phát triển thị trường, xúc tiến thươngmạị giữa hai phía.
Hội thảo nhìn nhận, đối với thị trường Arập Xêút, chính sáchkinh tế đối ngoại Arập Xêút coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam là ưutiên hàng đầu ở Đông Nam Á.
Quốc gia Arập Xêút đang thực hiện chính sách thương mại do dự trên cơ sởcạnh tranh, không thực hiện kiểm soát ngoại hối, không hạn ngạch nhập khẩu,không lập rào cản về thuế.
Sự thành công trong xuất khẩu hàng hóa vào thị trườngArập Xêút phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định và chịu sự giám sát của tổ chứctiêu chuẩn, phải tuân thủ các quy định về tôn giáo đạo Hồi và các tiêu chuẩnthương mại khác…
Đối với các nước Trung Đông, Việt Nam cũng đã có quan hệ ngoại giao vớitất cả các nước trong khu vực Trung Đông, ngoài ra các nước Trung Đông còn cónhiều tiềm năng về thương mại, lao động, dầu khí, khoa học công nghệ, dulịch.... đây là những cơ sở và tiềm năng để Việt Nam hợp tác tốt trong pháttriển kinh tế thương mại.
Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng - Vụ Thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á(Bộ Công Thương), năm 2010, kim ngạch thương mại với Arập Xêút đạt 745,5 triệuUSD, trong đó xuất khẩu đạt 144 triệu USD. Dự kiến trong năm 2011, trao đổithương mại hai nước đạt 1,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 260 triệu USD.
Riêng khu vực Trung Đông, năm 2010 kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và cảkhu vực Trung Đông đạt 3,31 tỷ USD (tăng 53%), trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt1,65 tỷ USD. Năm 2011, trao đổi thương mại hai chiều ước đạt 5,0 tỷ USD, trongđó Việt Nam xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD.
Ông Hùng cho biết hiện Việt Nam xuất sang Arập Xêút và các nước Trung Đôngcác mặt hàng như thủy sản, dệt may, sợi, giày dép, gỗ, máy tính và linh kiệnđiện tử, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, máy móc trang thiết bị...
Tuy nhiên, hội thảo cũng nhìn nhận, thị trường Arập Xêút và khu vực TrungĐông hiện cũng tồn tại một số khó khăn đối với các doanh nghịêp như tình hìnhan ninh chính trị bất ổn, tôn giáo khác biệt, rào cản thương mại, rủi ro trongthanh toán.../.