Hơn 200 đại biểu, trong đó có 60 đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị Quang học Quang phổ toàn quốc lần thứ 6 và Hội nghị quốc tế về Quang tử và ứng dụng (ICPA6) diễn ra từ ngày 8 đến 12/11.
Đây là hoạt động khoa học thường kỳ toàn quốc về quang học và quang phổ được tổ chức hai năm một lần để báo cáo các kết quả và thông tin mới nhất về những nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực quang học, quang phổ ở Việt Nam và quốc tế.
Hội nghị nhằm thúc đẩy việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực quang học-quang phổ và laser vào ứng dụng vào trong đời sống thực tiễn, mở rộng các hợp tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ cũng như đào tạo trong nước.
Hội nghị toàn toàn quốc lần này được tổ chức cùng Hội nghị quốc tế về quang tử và ứng dụng (ICPA6) nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm và giao lưu giữa các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy; giữa các nhà nghiên cứu, giảng dạy công nghệ với nhau và sinh viên.
Tại hai hội nghị, nhiều đại biểu tham dự đã có các ý kiến tham luận và được nghe nhiều báo cáo quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng, đào tạo về quang học, quang phổ trong thực tiễn.
Một số báo cáo đã nhận được sự quan tâm và trao đổi của các đại biểu như khai thác khả năng chống khuẩn của màng quang tới TIO2 được chiếu dưới ánh sáng UVA; ảnh hưởng của nồng độ Indium pha tạp lên tính chất quang điện của màng Zno:(In,N) loại P chế tạo bằng phương pháp phún Mạ macneiron DC; mô phỏng các quá trình tương tác chum Ion - vật liệu rắn bằng phương pháp động học phân tử Monte Carlo; xác định hiệu xuất hình quang của chấm lượng tử…
Hội nghị do Hội Quang học, Quang phổ Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện khoa học vật liệu cùng một số tổ chức quốc tế và các trường đại học có chuyên ngành liên quan tổ chức tại Hà Nội./.
Đây là hoạt động khoa học thường kỳ toàn quốc về quang học và quang phổ được tổ chức hai năm một lần để báo cáo các kết quả và thông tin mới nhất về những nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực quang học, quang phổ ở Việt Nam và quốc tế.
Hội nghị nhằm thúc đẩy việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực quang học-quang phổ và laser vào ứng dụng vào trong đời sống thực tiễn, mở rộng các hợp tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ cũng như đào tạo trong nước.
Hội nghị toàn toàn quốc lần này được tổ chức cùng Hội nghị quốc tế về quang tử và ứng dụng (ICPA6) nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm và giao lưu giữa các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy; giữa các nhà nghiên cứu, giảng dạy công nghệ với nhau và sinh viên.
Tại hai hội nghị, nhiều đại biểu tham dự đã có các ý kiến tham luận và được nghe nhiều báo cáo quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng, đào tạo về quang học, quang phổ trong thực tiễn.
Một số báo cáo đã nhận được sự quan tâm và trao đổi của các đại biểu như khai thác khả năng chống khuẩn của màng quang tới TIO2 được chiếu dưới ánh sáng UVA; ảnh hưởng của nồng độ Indium pha tạp lên tính chất quang điện của màng Zno:(In,N) loại P chế tạo bằng phương pháp phún Mạ macneiron DC; mô phỏng các quá trình tương tác chum Ion - vật liệu rắn bằng phương pháp động học phân tử Monte Carlo; xác định hiệu xuất hình quang của chấm lượng tử…
Hội nghị do Hội Quang học, Quang phổ Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện khoa học vật liệu cùng một số tổ chức quốc tế và các trường đại học có chuyên ngành liên quan tổ chức tại Hà Nội./.
Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)