Hội thảo “Phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư giữa vùng trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ với thị trường Campuchia” đã diễn ra ngày 22/12, tại Tây Ninh.
Đây là chương trình xúc tiến thương mại nằm trong Hội chợ ngành Công thương - Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ Việt Nam có 10 tỉnh, trong đó ba tỉnh tiếp giáp Campuchia là Tây Ninh, Long An, Bình Phước với bốn cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư, Bình Hiệp, Mộc Bài, Xa Mát), sáu cửa khẩu chính (Chàng Riệc, Phước Tân, Kà Tum, Tống Lê Chân, Phú Mỹ Tây, Hoàng Diệu) và 15 cửa khẩu phụ. Đây là những lợi thế rất lớn để hai bên giao thương.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng thị trường Campuchia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đông Nam bộ là thị trường hấp dẫn của nhau, các doanh nghiệp hai nước cần tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất và xuất khẩu cho nhau.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia tuy tăng khá cao nhưng chưa tương xứng do cơ sở vật chất kỹ thuật, thương mại tại khu vực cửa khẩu còn nhiều hạn chế như thiếu trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm; các hệ thống giao thông, liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, cần phải đầu tư, nâng cấp; công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại còn yếu kém, chưa có sự khảo sát thị trường nghiêm túc, thiếu thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư.
Để đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Vùng tăng trung bình 25-30%/ năm, các đại biểu thống nhất cần phải giải quyết những vấn đề tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tại các cửa khẩu; quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhau; tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam tại Campuchia cũng như hàng Campuchia tại Việt Nam; thành lập các Trung tâm thương mại, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại mỗi nước để thuận tiện cho việc phân phối các sản phẩm.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhấn mạnh cần phải tăng cường đầu tư vào sản xuất và phát triển thị trường Campuchia, từng bước phối hợp để đưa hàng xuất khẩu sang Thái Lan theo đường số 6 và sang Lào theo đường số 7.
Vùng kinh tế phía Nam có lợi thế về cơ sở hạng tầng (sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ, hàng không, đường thủy khá đồng bộ; có nhiều khu, cụm công nghiệp quy mô lớn), trong khi Campuchia là thị trường “mở,” còn khá nhiều tiềm năng.
Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam-Campuchia hàng năm tăng bình quân 30%. Năm 2009 đạt 1,33 tỷ USD, năm 2010 ước đạt 1,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 62,32% cả nước.
Chiều 22/12, các doanh nghiệp hai nước sẽ tham quan, khảo sát Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) và các khu kinh tế tại Campuchia./.
Đây là chương trình xúc tiến thương mại nằm trong Hội chợ ngành Công thương - Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ Việt Nam có 10 tỉnh, trong đó ba tỉnh tiếp giáp Campuchia là Tây Ninh, Long An, Bình Phước với bốn cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư, Bình Hiệp, Mộc Bài, Xa Mát), sáu cửa khẩu chính (Chàng Riệc, Phước Tân, Kà Tum, Tống Lê Chân, Phú Mỹ Tây, Hoàng Diệu) và 15 cửa khẩu phụ. Đây là những lợi thế rất lớn để hai bên giao thương.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng thị trường Campuchia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đông Nam bộ là thị trường hấp dẫn của nhau, các doanh nghiệp hai nước cần tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất và xuất khẩu cho nhau.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia tuy tăng khá cao nhưng chưa tương xứng do cơ sở vật chất kỹ thuật, thương mại tại khu vực cửa khẩu còn nhiều hạn chế như thiếu trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm; các hệ thống giao thông, liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, cần phải đầu tư, nâng cấp; công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại còn yếu kém, chưa có sự khảo sát thị trường nghiêm túc, thiếu thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư.
Để đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Vùng tăng trung bình 25-30%/ năm, các đại biểu thống nhất cần phải giải quyết những vấn đề tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tại các cửa khẩu; quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhau; tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam tại Campuchia cũng như hàng Campuchia tại Việt Nam; thành lập các Trung tâm thương mại, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại mỗi nước để thuận tiện cho việc phân phối các sản phẩm.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhấn mạnh cần phải tăng cường đầu tư vào sản xuất và phát triển thị trường Campuchia, từng bước phối hợp để đưa hàng xuất khẩu sang Thái Lan theo đường số 6 và sang Lào theo đường số 7.
Vùng kinh tế phía Nam có lợi thế về cơ sở hạng tầng (sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ, hàng không, đường thủy khá đồng bộ; có nhiều khu, cụm công nghiệp quy mô lớn), trong khi Campuchia là thị trường “mở,” còn khá nhiều tiềm năng.
Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam-Campuchia hàng năm tăng bình quân 30%. Năm 2009 đạt 1,33 tỷ USD, năm 2010 ước đạt 1,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 62,32% cả nước.
Chiều 22/12, các doanh nghiệp hai nước sẽ tham quan, khảo sát Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) và các khu kinh tế tại Campuchia./.
Vũ Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)