Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng Sáu tới.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung-cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương có biện pháp hiệu quả bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thiên tai, dịch bệnh.
Cùng với giám sát chặt chẽ việc đăng ký, kê khai giá những mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, các bộ, ngành, địa phương kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký tăng giá không hợp lý và kiểm soát chặt chẽ phương án giá hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; sản phẩm phẩm, dịch vụ chi từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và không vượt dự toán được giao.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp được áp dụng chính sách gia hạn, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, tiền thuê đất, nhất là đối với doanh nghiệp có cam kết không tăng giá.
Bộ Tài chính cho biết, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả trên địa bàn, trước hết là đối với những mặt hàng thiết yếu như cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...; xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý; ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn lậu thuế, găm hàng thao túng thị trường, đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp hoặc chương trình bình ổn giá thị trường với kinh phí và danh mục mặt hàng, thời gian thực hiện phù hợp với thực tế địa phương.
Bộ đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; chủ động chuẩn bị chân hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu tại những vùng có khả năng xảy ra bão lũ, thiên tai.
Các tổng công ty, doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Một giải pháp quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội về công tác điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và công tác điều hành giá nói riêng của Chính phủ là nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt, cần tránh tuyên truyền quá mức về tăng giá cá biệt của một số mặt hàng để hạn chế tâm lý lạm phát kỳ vọng trong dư luận xã hội.
Theo Bộ Tài chính, thời tiết bắt đầu vào mùa mưa lũ, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa được khống chế hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa. Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt trong mùa Hè tăng, nhu cầu du lịch tăng... là những yếu tố gây áp lực tăng giá trong tháng Sáu tới.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tiếp tục thực hiện theo hướng thắt chặt, tổng cầu đầu tư xã hội tăng chậm và tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội dự kiến trong tháng tiếp tục tăng thấp.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trong khi giá một số hàng hóa thiết yếu trong nước có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào như thực phẩm tươi sống, thép, ximăng, gas, thức ăn chăn nuôi..., Bộ Tài chính dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu tiếp tục tăng thấp./.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung-cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương có biện pháp hiệu quả bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thiên tai, dịch bệnh.
Cùng với giám sát chặt chẽ việc đăng ký, kê khai giá những mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, các bộ, ngành, địa phương kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký tăng giá không hợp lý và kiểm soát chặt chẽ phương án giá hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; sản phẩm phẩm, dịch vụ chi từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và không vượt dự toán được giao.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp được áp dụng chính sách gia hạn, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, tiền thuê đất, nhất là đối với doanh nghiệp có cam kết không tăng giá.
Bộ Tài chính cho biết, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả trên địa bàn, trước hết là đối với những mặt hàng thiết yếu như cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...; xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý; ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn lậu thuế, găm hàng thao túng thị trường, đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp hoặc chương trình bình ổn giá thị trường với kinh phí và danh mục mặt hàng, thời gian thực hiện phù hợp với thực tế địa phương.
Bộ đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; chủ động chuẩn bị chân hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu tại những vùng có khả năng xảy ra bão lũ, thiên tai.
Các tổng công ty, doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Một giải pháp quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội về công tác điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và công tác điều hành giá nói riêng của Chính phủ là nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt, cần tránh tuyên truyền quá mức về tăng giá cá biệt của một số mặt hàng để hạn chế tâm lý lạm phát kỳ vọng trong dư luận xã hội.
Theo Bộ Tài chính, thời tiết bắt đầu vào mùa mưa lũ, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa được khống chế hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa. Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt trong mùa Hè tăng, nhu cầu du lịch tăng... là những yếu tố gây áp lực tăng giá trong tháng Sáu tới.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tiếp tục thực hiện theo hướng thắt chặt, tổng cầu đầu tư xã hội tăng chậm và tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội dự kiến trong tháng tiếp tục tăng thấp.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trong khi giá một số hàng hóa thiết yếu trong nước có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào như thực phẩm tươi sống, thép, ximăng, gas, thức ăn chăn nuôi..., Bộ Tài chính dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu tiếp tục tăng thấp./.
Mai Phương (TTXVN)