Năm 2011 đã khép lại với thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Ngành tài chính, với vai trò là đơn vị điều hành kinh tế vĩ mô đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát lạm phát, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, ổn định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đồng thời tập trung tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng...
Nhân dịp năm mới, giáo sư, tiến sỹ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính đã có những chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về kế hoạch hành động của ngành trong năm 2012
- Thưa Bộ trưởng, năm 2011 vừa qua với nhiều bất ổn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng có thể cho biết những thành công cũng như khó khăn của ngành tài chính trong năm 2011?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Bước vào năm 2011, kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ tới kinh tế trong nước. Lạm phát cao, kinh tế vĩ mô gặp bất ổn nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế có dấu hiện bất ổn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng có nhiều trở ngại.
Theo tôi, điểm then chốt nhất của năm 2011 là Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 11. Nghị quyết này được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Chính những kết quả đạt được đã khẳng định nghị quyết ra đời rất đúng lúc, trúng thời điểm.
Trên cơ sở tinh thần của nghị quyết, toàn ngành tài chính đã nỗ lực liên tục ngay từ đầu năm, quyết tâm tạo ra những bước bức phá ngoạn mục, từ đó đã hoàn thành toàn diện kế hoạch và chương trình hành động do Chính phủ giao trong năm 2011.
- Cũng trong năm 2011, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, Việt Nam vẫn vượt thu ngân sách Nhà nước là 13,4% so với dự toán. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp đã giúp ngành tài chính đạt được kết quả này?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Đến tháng 10 và 11/2011, dự toán thu vẫn chưa đạt chỉ tiêu, thậm chí có dấu hiệu chững lại và giảm. Nhưng nhờ những giải pháp quyết liệt, toàn ngành tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 2011 vượt dự toán 13,6% (so với năm trước là 20,4%).
Đặc biệt, trong năm qua có hai con số rất ấn tượng. Đó là ngành Hải quan lần đầu tiên “cán mốc” số thu nộp ngân sách Nhà nước trên 200.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 200 tỷ USD. Nhờ đó đã góp phần làm giảm bội chi xuống mức 4,9%; thấp hơn 0,4% so với chỉ tiêu mà Quốc hội đã giao.
Thành tích này có được là nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó có các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hỗ trợ xuất nhập khẩu, giao thương thuận lợi với nước ngoài, tăng cường công tác hiện đại hóa ngành hải quan. Đặc biệt là bài toán chống thất thu và giải quyết nợ đọng của ngành thuế hải quan.
- Thưa Bộ trưởng, có thể nhận thấy là duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ trong năm 2012. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết chủ trương điều hành của Ngành tài chính như thế nào để thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Năm 2012 nền kinh tế được dự báo còn rất khó khăn. Kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, nợ công châu Âu chưa giải quyết được căn bản, các nền kinh tế lớn trên thế giới chững lại…
Trong nước, lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa được vững chắc, trong khi đó bài toán lãi suất chưa thể hạ theo mong muốn. Do đó, nhiệm vụ kinh tế xã hội, ngân sách đặt ra rất khó khăn.
Nhưng thực hiện nghị quyết 01-CP, Bộ Tài chính đã xây dựng chương trình tổng thể và phấn đấu quyết liệt ngay từ những ngày đầu của năm 2012 với mục tiêu thu ngân sách tăng từ 5-8% so với mức Quốc hội đã giao, kiểm soát và tiết kiệm chặt chẽ chi tiêu công, phấn đấu giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% để đảm bảo an toàn nợ công trong giới hạn có thể kiểm soát được.
Đối với thu ngân sách Nhà nước, dự toán năm nay đã làm rất sát và để có thể đạt được dự toán này thì toàn ngành tài chính cần phải tích cực. Tuy nhiên, ngành tài chính vẫn đặt mục tiêu tăng phấn đấu 5-8% là có cơ sở.
Với sự điều hành, chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ nhưng hiệu quả theo danh mục, tôi nghĩ rằng ngoài yếu tố tăng trưởng về vốn, năm nay chúng ta có quyền hy vọng và phải coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đạt mục tiêu tăng trưởng thông qua các yếu tố về tăng năng suất lao động xã hội tổng hợp.
Với lượng vốn đầu tư, trái phiếu Chính phủ và chi tiêu công như thế, nếu chúng ta đầu tư và quản lý tốt sẽ cho hiệu quả cao hơn. Đồng thời với các giải pháp hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng cường xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa với nước ngoài, cộng với các biện pháp quyết liệt của ngành thuế trong việc chống thất thu, chúng tôi đã lập các đề án tiếp tục chống thất thu trong lĩnh vực chuyển giá, kể cả trong lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI và doanh nghiệp trong nước.
Ngành thuế hải quan cũng đặt mục tiêu làm tốt hơn công tác quản lý, giảm nợ đọng, thu hồi nợ đọng cũ. Chúng tôi tin mục tiêu đạt từ 5-8% dự toán thu ngân sách sẽ thành hiện thực.
- Năm 2011, bội chi vẫn vượt dự toán 70.400 tỷ đồng. Vậy ngành tài chính trong năm 2012 có kế hoạch kiểm soát vấn đề bội chi như thế nào?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Trong điều kiện nước ta đang phát triển, nhu cầu chi tiêu, đầu tư cho con người và an sinh xã hội còn lớn thì việc giữ mức bội chi trong giới hạn là rất cần thiết.
Tuy nhiên vấn đề bội chi ngân sách liên quan đến bài toán an toàn về nợ công, nhất là khủng hoảng nợ công vẫn cần tập trung nghiên cứu. Chúng ta vẫn muốn tiếp tục vay nợ nhưng lại không muốn đẩy gánh nặng cho thế hệ sau và rơi vào tình cảnh như Hy Lạp hay một số nước châu Âu.
Điều hành chính sách tài khóa trong đó nâng cao hiệu quả chi tiêu, thắt chặt tiết kiệm các khoản chi phí như vật tư, văn phòng, hành chính, đặc biệt năm nay theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ đã đưa vào Nghị quyết 01 yêu cầu tập đoàn tổng công ty nhà nước tiết giảm từ 5-10% chi phí quản lý.
Đây là một động thái tích cực, tôi thấy rằng doanh nghiệp, tập đoàn tổng công ty đang có kế hoạch thực hiện nghị quyết này. Trong năm nay, dứt khoát không cho phép ứng trước ngân sách trung ương và chi ngoài dự toán trừ những trường hợp đặc biệt, tiết kiệm tối đa chi phí hành chính. Mục tiêu giảm bộ chi xuống 4,8% là có thể thành hiện thực và hoàn thành nợ công tốt hơn. Năm 2011 đã giảm được 1% nợ công so với GDP. Nếu quản lý tốt nợ công bao gồm cả nợ Chính phủ và nợ địa phương, nợ do Chính phủ bảo lãnh sẽ được kiểm soát.
- Giữa nhiệm vụ kiềm chế lạm phát với việc đưa giá một số mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như điện, xăng dầu… về gần với giá thị trường, thì Bộ Tài chính sẽ điều tiết hai nhiệm vụ này như thế nào?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Đây là một bài toán khó với chúng ta nhưng không phải bất khả thi. Hai mục tiêu này có vẻ đi ngược nhau, một mặt muốn kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số, mặt khác lại điều hành giá điện, xăng dầu, dịch vụ công theo hướng thị trường.
Chúng ta phải tính toán bài toán này trên cơ sở và liều lượng thời điểm phải rất phù hợp với mục tiêu để kiềm chế lạm phát đồng thời phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Ngoài việc điều hành chính sách tài khóa, tài chính, tiền tệ chặt chẽ hiệu quả và linh hoạt; cần chú trọng đến điều hòa cung cầu cân đối xuất nhập khẩu, tổ chức tốt vấn đề thị trường để tránh mua rẻ, bán đắt. Hơn nữa cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giá.
Năm nay cũng tiến hành thanh tra toàn diện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các đầu mối bên ngoài bán điện cho EVN với giá cao. Với chính sách đồng bộ như thế và thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, thì tôi cho rằng mục tiêu mâu thuẫn kép đó hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bước sang năm 2012, tôi muốn gửi thông điệp đến với các doanh nghiệp là hãy yên tâm với việc ổn định và tin tưởng vào triển vọng, tương lai phát triển trung hạn, dài hạn của đất nước và chúng ta sẽ có thịnh vượng. Nhà nước sẽ tập trung mọi giải pháp để tháo gỡ các khó khăn.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
Ngành tài chính, với vai trò là đơn vị điều hành kinh tế vĩ mô đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát lạm phát, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, ổn định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đồng thời tập trung tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng...
Nhân dịp năm mới, giáo sư, tiến sỹ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính đã có những chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về kế hoạch hành động của ngành trong năm 2012
- Thưa Bộ trưởng, năm 2011 vừa qua với nhiều bất ổn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng có thể cho biết những thành công cũng như khó khăn của ngành tài chính trong năm 2011?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Bước vào năm 2011, kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ tới kinh tế trong nước. Lạm phát cao, kinh tế vĩ mô gặp bất ổn nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế có dấu hiện bất ổn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng có nhiều trở ngại.
Theo tôi, điểm then chốt nhất của năm 2011 là Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 11. Nghị quyết này được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Chính những kết quả đạt được đã khẳng định nghị quyết ra đời rất đúng lúc, trúng thời điểm.
Trên cơ sở tinh thần của nghị quyết, toàn ngành tài chính đã nỗ lực liên tục ngay từ đầu năm, quyết tâm tạo ra những bước bức phá ngoạn mục, từ đó đã hoàn thành toàn diện kế hoạch và chương trình hành động do Chính phủ giao trong năm 2011.
- Cũng trong năm 2011, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, Việt Nam vẫn vượt thu ngân sách Nhà nước là 13,4% so với dự toán. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp đã giúp ngành tài chính đạt được kết quả này?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Đến tháng 10 và 11/2011, dự toán thu vẫn chưa đạt chỉ tiêu, thậm chí có dấu hiệu chững lại và giảm. Nhưng nhờ những giải pháp quyết liệt, toàn ngành tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 2011 vượt dự toán 13,6% (so với năm trước là 20,4%).
Đặc biệt, trong năm qua có hai con số rất ấn tượng. Đó là ngành Hải quan lần đầu tiên “cán mốc” số thu nộp ngân sách Nhà nước trên 200.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 200 tỷ USD. Nhờ đó đã góp phần làm giảm bội chi xuống mức 4,9%; thấp hơn 0,4% so với chỉ tiêu mà Quốc hội đã giao.
Thành tích này có được là nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó có các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hỗ trợ xuất nhập khẩu, giao thương thuận lợi với nước ngoài, tăng cường công tác hiện đại hóa ngành hải quan. Đặc biệt là bài toán chống thất thu và giải quyết nợ đọng của ngành thuế hải quan.
- Thưa Bộ trưởng, có thể nhận thấy là duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ trong năm 2012. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết chủ trương điều hành của Ngành tài chính như thế nào để thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Năm 2012 nền kinh tế được dự báo còn rất khó khăn. Kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, nợ công châu Âu chưa giải quyết được căn bản, các nền kinh tế lớn trên thế giới chững lại…
Trong nước, lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa được vững chắc, trong khi đó bài toán lãi suất chưa thể hạ theo mong muốn. Do đó, nhiệm vụ kinh tế xã hội, ngân sách đặt ra rất khó khăn.
Nhưng thực hiện nghị quyết 01-CP, Bộ Tài chính đã xây dựng chương trình tổng thể và phấn đấu quyết liệt ngay từ những ngày đầu của năm 2012 với mục tiêu thu ngân sách tăng từ 5-8% so với mức Quốc hội đã giao, kiểm soát và tiết kiệm chặt chẽ chi tiêu công, phấn đấu giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% để đảm bảo an toàn nợ công trong giới hạn có thể kiểm soát được.
Đối với thu ngân sách Nhà nước, dự toán năm nay đã làm rất sát và để có thể đạt được dự toán này thì toàn ngành tài chính cần phải tích cực. Tuy nhiên, ngành tài chính vẫn đặt mục tiêu tăng phấn đấu 5-8% là có cơ sở.
Với sự điều hành, chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ nhưng hiệu quả theo danh mục, tôi nghĩ rằng ngoài yếu tố tăng trưởng về vốn, năm nay chúng ta có quyền hy vọng và phải coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đạt mục tiêu tăng trưởng thông qua các yếu tố về tăng năng suất lao động xã hội tổng hợp.
Với lượng vốn đầu tư, trái phiếu Chính phủ và chi tiêu công như thế, nếu chúng ta đầu tư và quản lý tốt sẽ cho hiệu quả cao hơn. Đồng thời với các giải pháp hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng cường xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa với nước ngoài, cộng với các biện pháp quyết liệt của ngành thuế trong việc chống thất thu, chúng tôi đã lập các đề án tiếp tục chống thất thu trong lĩnh vực chuyển giá, kể cả trong lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI và doanh nghiệp trong nước.
Ngành thuế hải quan cũng đặt mục tiêu làm tốt hơn công tác quản lý, giảm nợ đọng, thu hồi nợ đọng cũ. Chúng tôi tin mục tiêu đạt từ 5-8% dự toán thu ngân sách sẽ thành hiện thực.
- Năm 2011, bội chi vẫn vượt dự toán 70.400 tỷ đồng. Vậy ngành tài chính trong năm 2012 có kế hoạch kiểm soát vấn đề bội chi như thế nào?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Trong điều kiện nước ta đang phát triển, nhu cầu chi tiêu, đầu tư cho con người và an sinh xã hội còn lớn thì việc giữ mức bội chi trong giới hạn là rất cần thiết.
Tuy nhiên vấn đề bội chi ngân sách liên quan đến bài toán an toàn về nợ công, nhất là khủng hoảng nợ công vẫn cần tập trung nghiên cứu. Chúng ta vẫn muốn tiếp tục vay nợ nhưng lại không muốn đẩy gánh nặng cho thế hệ sau và rơi vào tình cảnh như Hy Lạp hay một số nước châu Âu.
Điều hành chính sách tài khóa trong đó nâng cao hiệu quả chi tiêu, thắt chặt tiết kiệm các khoản chi phí như vật tư, văn phòng, hành chính, đặc biệt năm nay theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ đã đưa vào Nghị quyết 01 yêu cầu tập đoàn tổng công ty nhà nước tiết giảm từ 5-10% chi phí quản lý.
Đây là một động thái tích cực, tôi thấy rằng doanh nghiệp, tập đoàn tổng công ty đang có kế hoạch thực hiện nghị quyết này. Trong năm nay, dứt khoát không cho phép ứng trước ngân sách trung ương và chi ngoài dự toán trừ những trường hợp đặc biệt, tiết kiệm tối đa chi phí hành chính. Mục tiêu giảm bộ chi xuống 4,8% là có thể thành hiện thực và hoàn thành nợ công tốt hơn. Năm 2011 đã giảm được 1% nợ công so với GDP. Nếu quản lý tốt nợ công bao gồm cả nợ Chính phủ và nợ địa phương, nợ do Chính phủ bảo lãnh sẽ được kiểm soát.
- Giữa nhiệm vụ kiềm chế lạm phát với việc đưa giá một số mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như điện, xăng dầu… về gần với giá thị trường, thì Bộ Tài chính sẽ điều tiết hai nhiệm vụ này như thế nào?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Đây là một bài toán khó với chúng ta nhưng không phải bất khả thi. Hai mục tiêu này có vẻ đi ngược nhau, một mặt muốn kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số, mặt khác lại điều hành giá điện, xăng dầu, dịch vụ công theo hướng thị trường.
Chúng ta phải tính toán bài toán này trên cơ sở và liều lượng thời điểm phải rất phù hợp với mục tiêu để kiềm chế lạm phát đồng thời phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Ngoài việc điều hành chính sách tài khóa, tài chính, tiền tệ chặt chẽ hiệu quả và linh hoạt; cần chú trọng đến điều hòa cung cầu cân đối xuất nhập khẩu, tổ chức tốt vấn đề thị trường để tránh mua rẻ, bán đắt. Hơn nữa cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giá.
Năm nay cũng tiến hành thanh tra toàn diện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các đầu mối bên ngoài bán điện cho EVN với giá cao. Với chính sách đồng bộ như thế và thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, thì tôi cho rằng mục tiêu mâu thuẫn kép đó hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bước sang năm 2012, tôi muốn gửi thông điệp đến với các doanh nghiệp là hãy yên tâm với việc ổn định và tin tưởng vào triển vọng, tương lai phát triển trung hạn, dài hạn của đất nước và chúng ta sẽ có thịnh vượng. Nhà nước sẽ tập trung mọi giải pháp để tháo gỡ các khó khăn.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)