Trong báo cáo năm 2012 về “Các xu thế trong cải tổ thông tin truyền thông,” Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) cho biết trong năm năm qua, số thuê bao dịch vụ băng thông rộng cố định trên toàn thế giới đã tăng gấp hơn 2 lần và đã đạt 591 triệu thuê bao vào đầu năm 2012.
Tổ chức này cũng đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phát triển các quy chế thông minh cho công nghệ thông tin băng thông rộng.
Theo báo cáo công bố ngày 11/5 của ITU, dù tăng mạnh, song vẫn có khoảng cách lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển về lượng số thuê bao công nghệ thông tin tiên tiến này. Số thuê bao băng thông rộng đã chiếm tới 26% tổng thuê bao điện thoại ở các nước phát triển trong khi con số này ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 4,8%.
Giá cả vẫn là trở ngại lớn đối với người sử dụng thuê bao băng thông rộng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi, nơi giá thuê bao mặt hàng này trung bình cao gấp ba lần thu nhập trung bình tính theo đầu người mỗi tháng.
Theo số liệu mới nhất của ITU, số người sử dụng thông tin xã hội tích cực trên toàn cầu hiện đã vượt quá một tỷ người, nhiều người trong số này đã nối kết các hoạt động xã hội thông qua các thiết bị di động. Tuy nhiên, vào năm 2011, chỉ chưa đầy 8,5% dân số các nước đang phát triển được tiếp cận dịch vụ di động băng thông rộng. Chỉ một nhóm nhỏ các nước thu nhập cao đã chiếm hơn 50% tổng số điện thoại sử dụng băng thông rộng trên toàn cầu trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp chưa đầy 5%.
Khi cuộc cách mạng công nghệ băng thông rộng bắt đầu, nhiều bộ phận lớn dân số thế giới vẫn bị tụt hậu về công nghệ thông tin truyền thông, trong đó hơn 5 tỷ trong tổng số 7 tỷ dân số toàn cầu chưa tiếp cận mạng Internet tốc độ thấp.
Tuy nhiên, ITU nhấn mạnh hàng loạt vấn đề mới đã nổi lên trong cuộc cách mạng công nghệ băng thông rộng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tác động đến hệ sinh thái từ rác thải điện tử, bảo vệ quyền riêng tư trong mạng xã hội… Mạng thông tin tốc độ cao đã thực sự thách thức các mô hình thông tin cũ như tiếp cận mở và cách thức tài trợ để phổ cập và dịch vụ toàn cầu.
ITU nhấn mạnh vai trò sống còn của khuôn khổ quy chế quốc gia đáng tin cậy trong quá trình phát triển thế giới băng thông rộng cũng như tăng cường phát triển hàng hóa và dịch vụ số mới. Báo cáo đã làm sáng tỏ các vấn đề luật pháp và quy chế phức tạp đang nổi lên trong bối cảnh kỹ thuật băng thông rộng phát triển rộng rãi và ngày càng đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển của các khu vực kinh tế khác trong các nền kinh tế các quốc gia và toàn cầu.
Báo cáo cũng hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách và các nhà quy chế các nước trong việc xây dựng môi trường kỹ thuật số có lợi cho tăng trưởng kinh tế cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nền kinh tế quốc gia.
Tiến bộ của công nghệ băng thông rộng đã làm thay đổi phương thức thông tin, tiếp cận thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn tri thức cũng như các giao dịch kinh doanh, đồng thời cách mạng hóa các tương tác xã hội, chính trị và thương mại./.
Tổ chức này cũng đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phát triển các quy chế thông minh cho công nghệ thông tin băng thông rộng.
Theo báo cáo công bố ngày 11/5 của ITU, dù tăng mạnh, song vẫn có khoảng cách lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển về lượng số thuê bao công nghệ thông tin tiên tiến này. Số thuê bao băng thông rộng đã chiếm tới 26% tổng thuê bao điện thoại ở các nước phát triển trong khi con số này ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 4,8%.
Giá cả vẫn là trở ngại lớn đối với người sử dụng thuê bao băng thông rộng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi, nơi giá thuê bao mặt hàng này trung bình cao gấp ba lần thu nhập trung bình tính theo đầu người mỗi tháng.
Theo số liệu mới nhất của ITU, số người sử dụng thông tin xã hội tích cực trên toàn cầu hiện đã vượt quá một tỷ người, nhiều người trong số này đã nối kết các hoạt động xã hội thông qua các thiết bị di động. Tuy nhiên, vào năm 2011, chỉ chưa đầy 8,5% dân số các nước đang phát triển được tiếp cận dịch vụ di động băng thông rộng. Chỉ một nhóm nhỏ các nước thu nhập cao đã chiếm hơn 50% tổng số điện thoại sử dụng băng thông rộng trên toàn cầu trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp chưa đầy 5%.
Khi cuộc cách mạng công nghệ băng thông rộng bắt đầu, nhiều bộ phận lớn dân số thế giới vẫn bị tụt hậu về công nghệ thông tin truyền thông, trong đó hơn 5 tỷ trong tổng số 7 tỷ dân số toàn cầu chưa tiếp cận mạng Internet tốc độ thấp.
Tuy nhiên, ITU nhấn mạnh hàng loạt vấn đề mới đã nổi lên trong cuộc cách mạng công nghệ băng thông rộng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tác động đến hệ sinh thái từ rác thải điện tử, bảo vệ quyền riêng tư trong mạng xã hội… Mạng thông tin tốc độ cao đã thực sự thách thức các mô hình thông tin cũ như tiếp cận mở và cách thức tài trợ để phổ cập và dịch vụ toàn cầu.
ITU nhấn mạnh vai trò sống còn của khuôn khổ quy chế quốc gia đáng tin cậy trong quá trình phát triển thế giới băng thông rộng cũng như tăng cường phát triển hàng hóa và dịch vụ số mới. Báo cáo đã làm sáng tỏ các vấn đề luật pháp và quy chế phức tạp đang nổi lên trong bối cảnh kỹ thuật băng thông rộng phát triển rộng rãi và ngày càng đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển của các khu vực kinh tế khác trong các nền kinh tế các quốc gia và toàn cầu.
Báo cáo cũng hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách và các nhà quy chế các nước trong việc xây dựng môi trường kỹ thuật số có lợi cho tăng trưởng kinh tế cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nền kinh tế quốc gia.
Tiến bộ của công nghệ băng thông rộng đã làm thay đổi phương thức thông tin, tiếp cận thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn tri thức cũng như các giao dịch kinh doanh, đồng thời cách mạng hóa các tương tác xã hội, chính trị và thương mại./.
(TTXVN)