Tân Hoa xã dẫn kết quả nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội y học thai phụ Mỹ tổ chức tại thành phố Chicago cho thấy, nếu phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường xuyên tiếp xúc với thuốc diệt cỏ atrazine có nguy cơ cao sinh con bị bệnh hở thành bụng.
Các nhà khoa học thuộc Phân viện Seattle, Đại học Washington, Mỹ đã lựa chọn ngẫu nhiên 805 trẻ bị mắc bệnh hở thành bụng và 3.616 trẻ bình thường ở độ tuổi từ năm 1987 đến 2006 để tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thuốc diệt cỏ với bệnh hở thành bụng bẩm sinh ở trẻ.
Hở thành bụng là một dạng dị tật hiếm gặp do thiếu sự phát triển ở thành bụng, biểu hiện là trẻ bị thiếu hụt thành bụng ở khu vực rốn qua đó khiến cho ruột chui ra ngoài. Trẻ mắc bệnh hở thành bụng có thể xuất hiện tình trạng suy thận hoặc suy hô hấp, tỷ lệ tử vong rất cao.
Các nhà khoa học cho rằng, trẻ sơ sinh mắc bệnh hở thành bụng không những có mối quan hệ với nhiễm sắc thể của người mẹ, mà còn có mối quan hệ với việc người mẹ ngay từ sớm đã sử dụng thuốc, hút thuốc hoặc yếu tố môi trường.
Các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ được lưu trữ tại Cục điều tra địa chất Mỹ giữa việc sử dụng thuốc diệt cỏ với việc trẻ em được sinh ra trong cùng một thời kỳ, sau đó tiến hành đối chiếu giữa hồ sơ sử dụng thuốc diệt cỏ với ngày tháng năm sinh của trẻ em. Nghiên cứu phát hiện, nếu như trong phạm vi 25km tại nơi người mẹ sinh sống xuất hiện tình trạng ô nhiễm thuốc diệt cỏ trên mặt nước thì xác suất trẻ được sinh ra mắc bệnh hở thành bụng tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt vào mùa Xuân là khoảng thời gian thuốc diệt cỏ được sử dụng trên diện tích lớn, nếu người mẹ mang thai, thì mức độ rủi ro sinh con bị bệnh hở thành bụng là rất cao.
Do thuốc diệt cỏ atrazine có tác hại tới môi trường và sức khỏe con người nên châu Âu đã đình chỉ việc sử dụng loại thuốc diệt cỏ này. Tuy nhiên, do hiệu quả diệt cỏ rất tốt nên nước Mỹ vẫn cho phép sử dụng loạt thuốc này./.
Các nhà khoa học thuộc Phân viện Seattle, Đại học Washington, Mỹ đã lựa chọn ngẫu nhiên 805 trẻ bị mắc bệnh hở thành bụng và 3.616 trẻ bình thường ở độ tuổi từ năm 1987 đến 2006 để tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thuốc diệt cỏ với bệnh hở thành bụng bẩm sinh ở trẻ.
Hở thành bụng là một dạng dị tật hiếm gặp do thiếu sự phát triển ở thành bụng, biểu hiện là trẻ bị thiếu hụt thành bụng ở khu vực rốn qua đó khiến cho ruột chui ra ngoài. Trẻ mắc bệnh hở thành bụng có thể xuất hiện tình trạng suy thận hoặc suy hô hấp, tỷ lệ tử vong rất cao.
Các nhà khoa học cho rằng, trẻ sơ sinh mắc bệnh hở thành bụng không những có mối quan hệ với nhiễm sắc thể của người mẹ, mà còn có mối quan hệ với việc người mẹ ngay từ sớm đã sử dụng thuốc, hút thuốc hoặc yếu tố môi trường.
Các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ được lưu trữ tại Cục điều tra địa chất Mỹ giữa việc sử dụng thuốc diệt cỏ với việc trẻ em được sinh ra trong cùng một thời kỳ, sau đó tiến hành đối chiếu giữa hồ sơ sử dụng thuốc diệt cỏ với ngày tháng năm sinh của trẻ em. Nghiên cứu phát hiện, nếu như trong phạm vi 25km tại nơi người mẹ sinh sống xuất hiện tình trạng ô nhiễm thuốc diệt cỏ trên mặt nước thì xác suất trẻ được sinh ra mắc bệnh hở thành bụng tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt vào mùa Xuân là khoảng thời gian thuốc diệt cỏ được sử dụng trên diện tích lớn, nếu người mẹ mang thai, thì mức độ rủi ro sinh con bị bệnh hở thành bụng là rất cao.
Do thuốc diệt cỏ atrazine có tác hại tới môi trường và sức khỏe con người nên châu Âu đã đình chỉ việc sử dụng loại thuốc diệt cỏ này. Tuy nhiên, do hiệu quả diệt cỏ rất tốt nên nước Mỹ vẫn cho phép sử dụng loạt thuốc này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)