Ngày 14/10 tại Hà Nội, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội đã công bố, nhãn hiệu chứng nhận chè Ba Vì vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quyết định chứng nhận ngày 1/10 vừa qua.
Chè Ba Vì từ lâu đã được tiêu thụ trên thị trường, nhưng với nhiều tên gọi khác nhau. Để phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp sản xuất chè, huyện Ba Vì đã đạt được thành quả bước đầu khi được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ cấp quyết định chứng nhận nhãn hiệu chè Ba Vì tại quyết định số 1740/QĐ - SHTT, ngày 1/10/2010.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì có sáu nhà máy chế biến chè 1.700 máy sao chè, 645 máy vò chè, sản lượng chè búp khô tự chế đạt 780 tấn. Tổng sản lượng năm 2009 khoảng gần 3.000 tấn, trong đó lượng chè xuất khẩu chiếm từ 50-60%.
Mục tiêu của huyện Ba Vì đặt ra là đến năm 2015 sẽ xây dựng vùng sản xuất chè có diện tích 3.000ha gồm các vùng chè Ba Trại, Vân Hòa và Minh Quang-Khánh Thượng với 5-6 nhà máy chế biến chè. Các giống chè có chất lượng thấp sẽ dần được thay thế bằng những giống có chất lượng cao như Ô Long, Kim Tuyên... Dự tính, sản lượng mang thương hiệu chè Ba Vì vào năm 2020 khoảng 6.100 tấn chè búp khô.
Ông Trịnh Duy Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì phải làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá để phát triển thương hiệu; rà soát các vùng nguyên liệu chè; tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển thương hiệu chè Ba Vì ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Ba Vì cũng cần tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu.
Dự kiến, đến cuối năm 2010, chè Ba Vì sẽ chính thức được phân phối trên thị trường với loại chè búp (chè xanh) ngon đặc biệt có giá từ 70.000-120.000 đồng/kg, chè đen (chè dành cho xuất khẩu) với mức giá từ 1.8-2 USD/kg mang thương hiệu là Chè Ba Vì (tiếng Việt) và Bavi Tea (tiếng Anh). Thương hiệu này sẽ do huyện quản lý.
Những doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng sản phẩm chè đầu ra theo quy định thì sẽ được cấp phép để sử dụng thương hiệu Chè Ba Vì./.
Chè Ba Vì từ lâu đã được tiêu thụ trên thị trường, nhưng với nhiều tên gọi khác nhau. Để phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp sản xuất chè, huyện Ba Vì đã đạt được thành quả bước đầu khi được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ cấp quyết định chứng nhận nhãn hiệu chè Ba Vì tại quyết định số 1740/QĐ - SHTT, ngày 1/10/2010.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì có sáu nhà máy chế biến chè 1.700 máy sao chè, 645 máy vò chè, sản lượng chè búp khô tự chế đạt 780 tấn. Tổng sản lượng năm 2009 khoảng gần 3.000 tấn, trong đó lượng chè xuất khẩu chiếm từ 50-60%.
Mục tiêu của huyện Ba Vì đặt ra là đến năm 2015 sẽ xây dựng vùng sản xuất chè có diện tích 3.000ha gồm các vùng chè Ba Trại, Vân Hòa và Minh Quang-Khánh Thượng với 5-6 nhà máy chế biến chè. Các giống chè có chất lượng thấp sẽ dần được thay thế bằng những giống có chất lượng cao như Ô Long, Kim Tuyên... Dự tính, sản lượng mang thương hiệu chè Ba Vì vào năm 2020 khoảng 6.100 tấn chè búp khô.
Ông Trịnh Duy Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì phải làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá để phát triển thương hiệu; rà soát các vùng nguyên liệu chè; tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển thương hiệu chè Ba Vì ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Ba Vì cũng cần tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu.
Dự kiến, đến cuối năm 2010, chè Ba Vì sẽ chính thức được phân phối trên thị trường với loại chè búp (chè xanh) ngon đặc biệt có giá từ 70.000-120.000 đồng/kg, chè đen (chè dành cho xuất khẩu) với mức giá từ 1.8-2 USD/kg mang thương hiệu là Chè Ba Vì (tiếng Việt) và Bavi Tea (tiếng Anh). Thương hiệu này sẽ do huyện quản lý.
Những doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng sản phẩm chè đầu ra theo quy định thì sẽ được cấp phép để sử dụng thương hiệu Chè Ba Vì./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)