Bưởi thanh trà hay còn gọi là thanh trà - loại quả đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm với tên gọi “Thanh trà Huế.”
Hàng nghìn hộ nông dân tại các vùng chuyên canh thanh trà ở Thừa Thiên-Huế như Thủy Biều, Hương Hồ, Hương Vân, Phong Thu... đang phấn khởi thu hoạch do thanh trà năm nay được mùa, được giá và có đầu ra ổn định.
Vườn thanh trà của hộ ông Đặng Văn Cừ, phường Thủy Biều, thành phố Huế có trên 100 cây đang cho thu hoạch, ông Cự cho biết: "Trước đây, vào mỗi mùa thu hoạch thanh trà lại lo được mùa mất giá. Năm nay, thanh trà được mùa, được giá nên cho thu nhập cao, đạt khoảng 70 triệu đồng/năm.
Ông Cự đăng ký tham gia chương trình xây dựng thương hiệu "Thanh trà Huế" cho vườn nhà mình. Việc đăng ký thương hiệu đã giúp có đầu ra ổn định nên gạt bỏ được nỗi lo tư thương ép giá."
Thủy Biều là một trong những địa phương trồng nhiều thanh trà nhất với khoảng 147ha. Thanh trà ở Thủy Biều được trồng theo hướng thâm canh, chuyên canh nên mang lại giá trị kinh tế cao. Năm nay, hơn 800 hộ dân trồng thanh trà ở Thủy Biểu có thu nhập hơn 7 tỷ đồng.
Dự án “Liên kết để đa dạng hóa nguồn thu thông qua cây trồng ít phổ biến” do Trung tâm Cây trồng quốc tế tài trợ từ năm 2009, đã giúp Thừa Thiên-Huế đưa quả thanh trà đến với người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau.
Hiện nay, “Thanh trà Huế” đã được bán ở 14 đại lý, siêu thị tại Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thương hiệu “Thanh trà Huế” đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân. Quả thanh trà có trọng lượng từ 0,7kg đến 1kg, năm nay đạt giá từ 20.000-25.000 đồng. Bình quân, mỗi hécta thanh trà cho thu nhập từ 90 đến 100 triệu đồng. Để khẳng định chất lượng, "Thanh trà Huế" trước khi đem đi tiêu thụ được tiến hành dán tem. Thương hiệu "Thanh trà Huế", cũng tạo động lực cho người dân tích cực hơn nữa trong việc chăm sóc, phát triển thanh trà để nâng cao đời sống và xúc tiến quảng bá du lịch cho địa phương.
Bưởi thanh trà ở Thừa Thiên-Huế được trồng chủ yếu trên đất phù sa bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu với diện tích khoảng trên 1100ha. Phân bố chủ yếu tại các huyện: Hương Trà, 481ha; Phong Điền, 258ha; Quảng Điền, 50ha, Phú Lộc, 60ha; thị xã Hương Thủy, 105ha...
Trong những năm qua, bưởi thanh trà đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo của hàng nghìn hộ nông dân ở Thừa Thiên-Huế. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang chú trọng đến việc phát triển bền vững bưởi thanh trà thông qua việc xây dựng thương hiệu “Thanh trà Huế”./.
Hàng nghìn hộ nông dân tại các vùng chuyên canh thanh trà ở Thừa Thiên-Huế như Thủy Biều, Hương Hồ, Hương Vân, Phong Thu... đang phấn khởi thu hoạch do thanh trà năm nay được mùa, được giá và có đầu ra ổn định.
Vườn thanh trà của hộ ông Đặng Văn Cừ, phường Thủy Biều, thành phố Huế có trên 100 cây đang cho thu hoạch, ông Cự cho biết: "Trước đây, vào mỗi mùa thu hoạch thanh trà lại lo được mùa mất giá. Năm nay, thanh trà được mùa, được giá nên cho thu nhập cao, đạt khoảng 70 triệu đồng/năm.
Ông Cự đăng ký tham gia chương trình xây dựng thương hiệu "Thanh trà Huế" cho vườn nhà mình. Việc đăng ký thương hiệu đã giúp có đầu ra ổn định nên gạt bỏ được nỗi lo tư thương ép giá."
Thủy Biều là một trong những địa phương trồng nhiều thanh trà nhất với khoảng 147ha. Thanh trà ở Thủy Biều được trồng theo hướng thâm canh, chuyên canh nên mang lại giá trị kinh tế cao. Năm nay, hơn 800 hộ dân trồng thanh trà ở Thủy Biểu có thu nhập hơn 7 tỷ đồng.
Dự án “Liên kết để đa dạng hóa nguồn thu thông qua cây trồng ít phổ biến” do Trung tâm Cây trồng quốc tế tài trợ từ năm 2009, đã giúp Thừa Thiên-Huế đưa quả thanh trà đến với người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau.
Hiện nay, “Thanh trà Huế” đã được bán ở 14 đại lý, siêu thị tại Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thương hiệu “Thanh trà Huế” đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân. Quả thanh trà có trọng lượng từ 0,7kg đến 1kg, năm nay đạt giá từ 20.000-25.000 đồng. Bình quân, mỗi hécta thanh trà cho thu nhập từ 90 đến 100 triệu đồng. Để khẳng định chất lượng, "Thanh trà Huế" trước khi đem đi tiêu thụ được tiến hành dán tem. Thương hiệu "Thanh trà Huế", cũng tạo động lực cho người dân tích cực hơn nữa trong việc chăm sóc, phát triển thanh trà để nâng cao đời sống và xúc tiến quảng bá du lịch cho địa phương.
Bưởi thanh trà ở Thừa Thiên-Huế được trồng chủ yếu trên đất phù sa bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu với diện tích khoảng trên 1100ha. Phân bố chủ yếu tại các huyện: Hương Trà, 481ha; Phong Điền, 258ha; Quảng Điền, 50ha, Phú Lộc, 60ha; thị xã Hương Thủy, 105ha...
Trong những năm qua, bưởi thanh trà đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo của hàng nghìn hộ nông dân ở Thừa Thiên-Huế. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang chú trọng đến việc phát triển bền vững bưởi thanh trà thông qua việc xây dựng thương hiệu “Thanh trà Huế”./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)