Phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ dẫn nghiên cứu của các chuyên gia tại trường Đại học St. Gallen, cho biết thương hiệu Thụy Sĩ đối với một sản phẩm có thể mang lại thêm tới 20% lợi nhuận và tỷ lệ này dao động theo từng loại sản phẩm cụ thể.
Chuyên gia Stefan Feige, một trong những tác giả của nghiên cứu trên, cho biết thương hiệu sản phẩm có hình chữ thập trắng trên nền đỏ cũng có nghĩa là có giá bán cao hơn, song một số công ty đã lạm dụng thương hiệu do những kẽ hở luật pháp. Thụy Sĩ hiện đang đứng đầu danh sách các quốc gia có thương hiệu tốt nhất trên thế giới nhờ sự ổn định kinh tế, tính minh bạch và môi trường thân thiện.
Tuy nhiên, theo luật sư Jurg Simon chuyên phụ trách vấn đề thương hiệu Thụy Sĩ, có tới hàng chục sản phẩm trên thị trường mang biểu tượng quốc kỳ của nước này nhưng không phải được sản xuất tại Thụy Sĩ.
Giám đốc Tổ chức người tiêu dùng Thụy Sĩ, Sara Stadler, cho rằng sản phẩm được gắn mác Thụy Sĩ cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể. Nếu đã gắn mác Thụy Sĩ thì sản phẩm phải được sản xuất ở Thụy Sĩ, và người tiêu dùng phải được bảo vệ chứ không phải bị lừa dối. Quốc hội Thụy Sĩ cũng đang tìm cách bảo vệ thương hiệu tốt hơn.
Cho đến nay, rào cản lớn nhất vẫn là việc quyết định tỷ lệ bao nhiêu phần trăm các bộ phận và thành phần cấu thành của sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm chế tạo và thực phẩm, để có thể được gắn mác Thụy Sĩ.
Do có quá nhiều nhóm lợi ích can thiệp nên Thượng viện và Hạ viện Thụy Sĩ trong nhiều năm qua vẫn chưa thống nhất để đưa ra được các quy định. Ví dụ như ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ vẫn muốn có những quy định linh hoạt, trong khi người nông dân lại muốn có yêu cầu về tỷ lệ phần trăm cao đối với các sản phẩm của họ, còn ngành thực phẩm Thụy Sĩ có đòi hỏi ngược lại.
Luật sư Simon cho rằng Quốc hội Thụy Sĩ sẽ sớm bàn thảo cách thức giải quyết vấn đề này và các quy định mới sẽ có hiệu lực muộn nhất là vào năm 2015./.
Chuyên gia Stefan Feige, một trong những tác giả của nghiên cứu trên, cho biết thương hiệu sản phẩm có hình chữ thập trắng trên nền đỏ cũng có nghĩa là có giá bán cao hơn, song một số công ty đã lạm dụng thương hiệu do những kẽ hở luật pháp. Thụy Sĩ hiện đang đứng đầu danh sách các quốc gia có thương hiệu tốt nhất trên thế giới nhờ sự ổn định kinh tế, tính minh bạch và môi trường thân thiện.
Tuy nhiên, theo luật sư Jurg Simon chuyên phụ trách vấn đề thương hiệu Thụy Sĩ, có tới hàng chục sản phẩm trên thị trường mang biểu tượng quốc kỳ của nước này nhưng không phải được sản xuất tại Thụy Sĩ.
Giám đốc Tổ chức người tiêu dùng Thụy Sĩ, Sara Stadler, cho rằng sản phẩm được gắn mác Thụy Sĩ cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể. Nếu đã gắn mác Thụy Sĩ thì sản phẩm phải được sản xuất ở Thụy Sĩ, và người tiêu dùng phải được bảo vệ chứ không phải bị lừa dối. Quốc hội Thụy Sĩ cũng đang tìm cách bảo vệ thương hiệu tốt hơn.
Cho đến nay, rào cản lớn nhất vẫn là việc quyết định tỷ lệ bao nhiêu phần trăm các bộ phận và thành phần cấu thành của sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm chế tạo và thực phẩm, để có thể được gắn mác Thụy Sĩ.
Do có quá nhiều nhóm lợi ích can thiệp nên Thượng viện và Hạ viện Thụy Sĩ trong nhiều năm qua vẫn chưa thống nhất để đưa ra được các quy định. Ví dụ như ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ vẫn muốn có những quy định linh hoạt, trong khi người nông dân lại muốn có yêu cầu về tỷ lệ phần trăm cao đối với các sản phẩm của họ, còn ngành thực phẩm Thụy Sĩ có đòi hỏi ngược lại.
Luật sư Simon cho rằng Quốc hội Thụy Sĩ sẽ sớm bàn thảo cách thức giải quyết vấn đề này và các quy định mới sẽ có hiệu lực muộn nhất là vào năm 2015./.
(TTXVN)