Dự án đường sắt xuyên dãy núi Alpes dài 57km đã được Thụy Sĩ chính thức thông hầm ngày 15/10, sau những mũi khoan thăm dò đầu tiên cách đây 17 năm.
Với số vốn đầu tư 10,15 tỷ USD, tuyến đường sắt Gotthard cao tốc này khi chính thức thông xe vào tháng 12/2017 sẽ nối liền hai miền nam-bắc châu Âu, chuyển đổi giao thông từ đường bộ sang đường sắt, cải thiện cơ bản hệ thống giao thông khu vực Alpes.
Theo dự tính, một ngày sẽ có khoảng 250 chuyến tàu chở khách đi qua dãy Alpes với tốc độ 250km/h, giảm thời gian đi từ Zurich của Thụy Sĩ sang Milan của Italy từ bốn giờ xuống còn 2 giờ 40 phút.
Tàu chạy với tốc độ nhanh hơn là do đường hầm được xây dựng ở độ cao 550m so với mặt biển, thấp hơn nhiều so với độ cao 1,150m của tuyến đường hiện tại. Quãng đường cũng được rút ngắn đi 40km. Các chuyến tàu hàng sẽ được kéo nhiều toa hơn và tăng gấp đôi trọng tải lên 4000 tấn.
Để xây tuyến đường Gotthard, người thợ phải đào 151,84km đường hầm nằm sâu dưới dãy Alpes với tổng số 13,3 triệu m3 đá, lớn gấp năm lần Kim tự tháp Giza của Ai Cập.
Khách tham quan công trình phải đi sâu xuống lòng đất 2 km. Hàng ngày có khoảng 2.500 công nhân làm việc trên toàn tuyến. Họ chia làm nhiều ca, làm việc 24/24 giờ trong 365 ngày không nghỉ. Nếu không có những chiếc quạt làm mát thì nhiệt độ dưới hầm luôn ở mức 35-40 độ C.
Hầm Gotthard được xây dựng bằng công nghệ máy khoan TBM đảm đương tới 60% công việc. TBM là thiết bị đào và làm đường hầm bằng phương pháp nghiền nát đá, hoàn toàn không gây nổ. Máy có chiều dài 440m, đầu máy có đường kính 10m, được lắp hàng chục mũi khoan làm bằng hợp kim đặc biệt có thể đâm thủng những lớp đá cực cứng.
Đường hầm Gotthard bao gồm hai tuyến đường sắt đơn, cứ 312m được nối với nhau bằng một hành lang. Các chuyến tàu có thể đổi chiều tại hai ga đa chức năng có các thiết bị thông gió cũng như các hệ thống tín hiệu, an toàn.
Hệ thống hạ tầng đường sắt sẽ được lắp đặt vào năm 2012, khi kết cấu vỏ bê tông của toàn bộ đường hầm hoàn tất./.
Với số vốn đầu tư 10,15 tỷ USD, tuyến đường sắt Gotthard cao tốc này khi chính thức thông xe vào tháng 12/2017 sẽ nối liền hai miền nam-bắc châu Âu, chuyển đổi giao thông từ đường bộ sang đường sắt, cải thiện cơ bản hệ thống giao thông khu vực Alpes.
Theo dự tính, một ngày sẽ có khoảng 250 chuyến tàu chở khách đi qua dãy Alpes với tốc độ 250km/h, giảm thời gian đi từ Zurich của Thụy Sĩ sang Milan của Italy từ bốn giờ xuống còn 2 giờ 40 phút.
Tàu chạy với tốc độ nhanh hơn là do đường hầm được xây dựng ở độ cao 550m so với mặt biển, thấp hơn nhiều so với độ cao 1,150m của tuyến đường hiện tại. Quãng đường cũng được rút ngắn đi 40km. Các chuyến tàu hàng sẽ được kéo nhiều toa hơn và tăng gấp đôi trọng tải lên 4000 tấn.
Để xây tuyến đường Gotthard, người thợ phải đào 151,84km đường hầm nằm sâu dưới dãy Alpes với tổng số 13,3 triệu m3 đá, lớn gấp năm lần Kim tự tháp Giza của Ai Cập.
Khách tham quan công trình phải đi sâu xuống lòng đất 2 km. Hàng ngày có khoảng 2.500 công nhân làm việc trên toàn tuyến. Họ chia làm nhiều ca, làm việc 24/24 giờ trong 365 ngày không nghỉ. Nếu không có những chiếc quạt làm mát thì nhiệt độ dưới hầm luôn ở mức 35-40 độ C.
Hầm Gotthard được xây dựng bằng công nghệ máy khoan TBM đảm đương tới 60% công việc. TBM là thiết bị đào và làm đường hầm bằng phương pháp nghiền nát đá, hoàn toàn không gây nổ. Máy có chiều dài 440m, đầu máy có đường kính 10m, được lắp hàng chục mũi khoan làm bằng hợp kim đặc biệt có thể đâm thủng những lớp đá cực cứng.
Đường hầm Gotthard bao gồm hai tuyến đường sắt đơn, cứ 312m được nối với nhau bằng một hành lang. Các chuyến tàu có thể đổi chiều tại hai ga đa chức năng có các thiết bị thông gió cũng như các hệ thống tín hiệu, an toàn.
Hệ thống hạ tầng đường sắt sẽ được lắp đặt vào năm 2012, khi kết cấu vỏ bê tông của toàn bộ đường hầm hoàn tất./.
Lê Thanh/Geneva (Vietnam+)