Tại phiên họp chiều 14/1 Đại hội XI của Đảng, ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao đã trình bày tham luận "Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn mới."
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên:
Trong 5 năm qua, công tác đối ngoại đã được triển khai chủ động, đồng bộ và tích cực theo đúng đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ X đề ra, huy động được sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, kết hợp hài hòa công tác ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp hiệu quả vào việc duy trì môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Thứ nhất, chúng ta đã đưa các mối quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu, ổn định thông qua việc đưa quan hệ với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh và Tây Ban Nha. Chúng ta tiếp tục coi trọng và củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Lào, Campuchia, làm sâu sắc hơn quan hệ nhiều mặt và liên kết với các nước ASEAN. Với các các đối tác lớn khác như Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), quan hệ có những bước phát triển mới theo hướng cùng có lợi và dài hạn. Quan hệ với Cu Ba và các nước bạn bè truyền thống khác cũng tiếp tục được đổi mới và thúc đẩy. Chiều sâu của quan hệ đối ngoại đã gia tăng mức độ đan xen lợi ích mọi mặt, tăng cường lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các nước, củng cố vững chắc thêm nền tảng chiến lược cho đối ngoại của đất nước.
Thứ hai, chúng ta đã tích cực chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tổ chức WTO, tổ chức thương mại lớn nhất, hoàn tất tiến trình tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế. Chúng ta đã chủ động thúc đẩy và tham gia các thoả thuận kinh tế, thương mại song phương và đa phương, trong khu vực và liên khu vực, tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các nước, đối tác lớn trên thế giới. Các biện pháp hội nhập kinh tế đó đã tác động tích cực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ phát triển và kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta, đồng thời tạo thêm công cụ mới, phương thức mới để tăng cường an ninh quốc gia.
Thứ ba, chúng ta đã đạt được những thành quả mang tính lịch sử trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ. Trong công tác biên giới, chúng ta đã hoàn thành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền với Trung Quốc, kết thúc 35 năm đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền với Trung Quốc, tạo cơ sở cho việc xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước. Chúng ta đã nỗ lực triển khai dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với Lào; hợp tác chặt chẽ với Campuchia trong phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012. Trên Biển Đông, chúng ta đã nộp Liên hợp quốc Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa; tích cực triển khai các thỏa thuận hợp tác với các nước về tuần tra chung trên biển, chống cướp biển; hiệp định hợp tác nghề cá, hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; thúc đẩy triển khai Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và đấu tranh kiên quyết với các hoạt động vi phạm chủ quyền, biên giới, lãnh hải. Những kết quả trên đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
Thứ tư, chúng ta đã có những thành tích nổi bật trong ngoại giao đa phương với những dấu ấn Việt Nam, đảm nhiệm thành công vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, đăng cai Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 và đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010. Tại các diễn đàn khác như Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Phong trào Không liên kết, chúng ta cũng đã có đóng góp ngày càng thiết thực và hiệu quả. Các hoạt động đa phương đa dạng trong năm năm qua đã thực sự góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta từ hội nhập khu vực tới hội nhập toàn cầu, thể hiện sự tham gia đầy đủ của nước ta vào đời sống kinh tế-chính trị quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực cũng như quốc tế.
Thứ năm, chúng ta đã tăng cường quảng bá văn hóa, du lịch và giới thiệu hình ảnh đất nước với thế giới, vận động UNESCO công nhận được nhiều di sản của Việt Nam là di sản thế giới, trong đó nổi bật là Hoàng thành Thăng Long. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Những thành tựu đối ngoại trong năm năm qua, trước hết bắt nguồn từ sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, trong đó có định hướng đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực khác, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, tầm nhìn của Đảng cộng sản Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của mình. Những thành tựu đó là kết quả từ nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các bộ, ban, ngành, các địa phương... dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng.
Bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra cho chúng ta nhiều thời cơ, thách thức đan xen. Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn trên thế giới; xu hướng thế giới “đa trung tâm” ngày càng được khẳng định cả về kinh tế và chính trị; nhưng xung đột cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tài nguyên, cạnh tranh giữa các nước lớn, và các thách thức toàn cầu tiếp tục diễn ra phức tạp.
Trong tình hình đó, chúng ta cần vừa tiếp tục khẳng định các định hướng lớn của đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, vừa phát triển đưa lên tầm cao mới tư duy đối ngoại, theo hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” và “triển khai đồng bộ và toàn diện” các hoạt động đối ngoại, để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước nhằm đưa đất nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hội nhập quốc tế là một định hướng lớn, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực và liên khu vực trên thế giới, cũng như tốc độ phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ. Hội nhập chỉ có thể thành công khi thế và lực của đất nước, năng lực của đội ngũ cán bộ đạt đến một trình độ nhất định. Sau 25 năm đổi mới, với những thành quả quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác, chúng ta đã có những tiền đề cơ bản để hội nhập nhanh hơn, chủ động hơn, nhiều lĩnh vực hơn vào khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải “đồng bộ và toàn diện” hơn nữa trong triển khai các hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế quốc tế của đất nước; phát triển kinh tế trong nước để nước ta tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và quốc tế.
Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cơ hội và thách thức, tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Hội nhập quốc tế là phương thức quan trọng để phát huy cao độ tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Thế mạnh đó bao gồm cả định hướng phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị-xã hội, vị trí địa lý thuận lợi ở một khu vực đang tiếp tục phát triển năng động, nền văn hóa đặc sắc và truyền thống lịch sử oai hùng dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nói cách khác, hội nhập là phương thức quan trọng để tạo nên sự kết hợp hiệu quả giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, giữa sức mạnh bên trong và bên ngoài trong bối cảnh hiện nay. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho chúng ta tham gia ngày càng tích cực vào việc giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, đóng góp thích đáng vào quá trình xây dựng các chuẩn mực của khu vực và quốc tế, qua đó đóng góp vào bảo đảm lợi ích quốc gia và hòa bình, an ninh cho chính mình.
Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế chuyển sang hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực đặt ra cho chúng ta một số thách thức mới. Tác động tiêu cực của các diễn biến từ bên ngoài sẽ gia tăng. Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta. Hơn nữa, tác động tiêu cực trong một lĩnh vực có thể lan nhanh sang các lĩnh vực khác. Đồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế, cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao... sẽ ngày càng lớn.
Cũng như vậy, triển khai đồng bộ và toàn diện các hoạt động đối ngoại, sẽ tạo nên xung lực tổng hợp của các lĩnh vực, các loại hình, các kênh đối ngoại, nhưng cũng tạo nên một số thách thức mới. Nếu không có kế hoạch tổng thể và nếu không có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các kênh, các lĩnh vực đối ngoại thì những yếu kém trong triển khai chính sách hiện nay sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và làm suy giảm hiệu quả của các hoạt động đối ngoại.
Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội XI, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong hội nhập quốc tế. Trước hết là chủ động, tích cực trong nắm bắt thời cơ, nhận rõ thách thức; chủ động, tích cực trong xác định lộ trình hội nhập quốc tế, lựa chọn hình thái, mức độ và tốc độ tham gia, thậm chí khởi xướng các liên kết khu vực và quốc tế phù hợp với lợi ích của ta, tăng cường năng lực mọi mặt để nắm bắt, tạo dựng và tận dụng cơ hội và xử lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập.
Sớm xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế với mục tiêu và lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn, trước mắt là đến 2020 và đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa xã hội, để trên cơ sở đó, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội và giới doanh nghiệp xây dựng chiến lược hội nhập của mình.
Nhanh chóng nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia, điều kiện thiết yếu để bảo đảm cho hội nhập quốc tế thành công. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, trước hết là chăm lo công tác xây dựng Đảng và củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng có nghĩa là nâng cao sức cạnh tranh và khả năng thích ứng của nền kinh tế trước các biến động của tình hình quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, từng bước tham gia sâu hơn vào các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh-quốc phòng, các cơ chế an ninh khu vực và quốc tế.
Thứ hai, thực hiện hiệu quả phương châm “triển khai đồng bộ và toàn diện” các định hướng đối ngoại được Đại hội XI thông qua; tăng cường thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại. Nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, địa phương và hoạt động đối ngoại nhân dân, phối hợp giữa các ngành, các cấp, các kênh tham gia hoạt động đối ngoại.
Trong quá trình đó, ngoại giao cần thực sự trở thành một nền ngoại giao toàn diện với ba trụ cột là: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương cần tiếp tục được triển khai gắn bó, hài hòa.
Thứ ba, song song với việc thực hiện các định hướng và phương châm đối ngoại mới, cần tiếp tục triển khai hiệu quả định hướng “đưa các quan hệ đối ngoại đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững”. Đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững vừa là mục tiêu của phương châm đối ngoại toàn diện vừa là nền tảng vật chất cho việc triển khai thành công chiến lược hội nhập quốc tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Chiều sâu của quan hệ, về cơ bản là mức độ đan xen, liên kết lợi ích và tính hiệu quả của các cơ chế hợp tác trong việc thúc đẩy quan hệ và xử lý các vấn đề nảy sinh. Theo đó, cần có chiến lược thiết lập các khuôn khổ ổn định, lâu dài với các đối tác quan trọng đối với an ninh và phát triển của đất nước. Đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác, nhất là về kinh tế, theo hướng gia tăng sự đan xen lợi ích lâu dài với các đối tác này.
Thứ tư là, triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa trên cơ sở gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam trên thế giới; đẩy mạnh công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, hoàn thiện và triển khai tốt các chính sách đối với kiều bào, hỗ trợ kiều bào hội nhập sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nhìn lại những thành công to lớn của công cuộc đổi mới nói chung và của mặt trận đối ngoại nói riêng trong những năm qua, chúng ta vững tin vào trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta sẽ vững bước tiến lên, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa../.
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên:
Trong 5 năm qua, công tác đối ngoại đã được triển khai chủ động, đồng bộ và tích cực theo đúng đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ X đề ra, huy động được sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, kết hợp hài hòa công tác ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp hiệu quả vào việc duy trì môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Thứ nhất, chúng ta đã đưa các mối quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu, ổn định thông qua việc đưa quan hệ với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh và Tây Ban Nha. Chúng ta tiếp tục coi trọng và củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Lào, Campuchia, làm sâu sắc hơn quan hệ nhiều mặt và liên kết với các nước ASEAN. Với các các đối tác lớn khác như Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), quan hệ có những bước phát triển mới theo hướng cùng có lợi và dài hạn. Quan hệ với Cu Ba và các nước bạn bè truyền thống khác cũng tiếp tục được đổi mới và thúc đẩy. Chiều sâu của quan hệ đối ngoại đã gia tăng mức độ đan xen lợi ích mọi mặt, tăng cường lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các nước, củng cố vững chắc thêm nền tảng chiến lược cho đối ngoại của đất nước.
Thứ hai, chúng ta đã tích cực chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tổ chức WTO, tổ chức thương mại lớn nhất, hoàn tất tiến trình tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế. Chúng ta đã chủ động thúc đẩy và tham gia các thoả thuận kinh tế, thương mại song phương và đa phương, trong khu vực và liên khu vực, tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các nước, đối tác lớn trên thế giới. Các biện pháp hội nhập kinh tế đó đã tác động tích cực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ phát triển và kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta, đồng thời tạo thêm công cụ mới, phương thức mới để tăng cường an ninh quốc gia.
Thứ ba, chúng ta đã đạt được những thành quả mang tính lịch sử trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ. Trong công tác biên giới, chúng ta đã hoàn thành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền với Trung Quốc, kết thúc 35 năm đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền với Trung Quốc, tạo cơ sở cho việc xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước. Chúng ta đã nỗ lực triển khai dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với Lào; hợp tác chặt chẽ với Campuchia trong phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012. Trên Biển Đông, chúng ta đã nộp Liên hợp quốc Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa; tích cực triển khai các thỏa thuận hợp tác với các nước về tuần tra chung trên biển, chống cướp biển; hiệp định hợp tác nghề cá, hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; thúc đẩy triển khai Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và đấu tranh kiên quyết với các hoạt động vi phạm chủ quyền, biên giới, lãnh hải. Những kết quả trên đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
Thứ tư, chúng ta đã có những thành tích nổi bật trong ngoại giao đa phương với những dấu ấn Việt Nam, đảm nhiệm thành công vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, đăng cai Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 và đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010. Tại các diễn đàn khác như Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Phong trào Không liên kết, chúng ta cũng đã có đóng góp ngày càng thiết thực và hiệu quả. Các hoạt động đa phương đa dạng trong năm năm qua đã thực sự góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta từ hội nhập khu vực tới hội nhập toàn cầu, thể hiện sự tham gia đầy đủ của nước ta vào đời sống kinh tế-chính trị quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực cũng như quốc tế.
Thứ năm, chúng ta đã tăng cường quảng bá văn hóa, du lịch và giới thiệu hình ảnh đất nước với thế giới, vận động UNESCO công nhận được nhiều di sản của Việt Nam là di sản thế giới, trong đó nổi bật là Hoàng thành Thăng Long. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Những thành tựu đối ngoại trong năm năm qua, trước hết bắt nguồn từ sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, trong đó có định hướng đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực khác, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, tầm nhìn của Đảng cộng sản Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của mình. Những thành tựu đó là kết quả từ nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các bộ, ban, ngành, các địa phương... dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng.
Bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra cho chúng ta nhiều thời cơ, thách thức đan xen. Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn trên thế giới; xu hướng thế giới “đa trung tâm” ngày càng được khẳng định cả về kinh tế và chính trị; nhưng xung đột cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tài nguyên, cạnh tranh giữa các nước lớn, và các thách thức toàn cầu tiếp tục diễn ra phức tạp.
Trong tình hình đó, chúng ta cần vừa tiếp tục khẳng định các định hướng lớn của đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, vừa phát triển đưa lên tầm cao mới tư duy đối ngoại, theo hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” và “triển khai đồng bộ và toàn diện” các hoạt động đối ngoại, để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước nhằm đưa đất nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hội nhập quốc tế là một định hướng lớn, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực và liên khu vực trên thế giới, cũng như tốc độ phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ. Hội nhập chỉ có thể thành công khi thế và lực của đất nước, năng lực của đội ngũ cán bộ đạt đến một trình độ nhất định. Sau 25 năm đổi mới, với những thành quả quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác, chúng ta đã có những tiền đề cơ bản để hội nhập nhanh hơn, chủ động hơn, nhiều lĩnh vực hơn vào khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải “đồng bộ và toàn diện” hơn nữa trong triển khai các hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế quốc tế của đất nước; phát triển kinh tế trong nước để nước ta tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và quốc tế.
Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cơ hội và thách thức, tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Hội nhập quốc tế là phương thức quan trọng để phát huy cao độ tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Thế mạnh đó bao gồm cả định hướng phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị-xã hội, vị trí địa lý thuận lợi ở một khu vực đang tiếp tục phát triển năng động, nền văn hóa đặc sắc và truyền thống lịch sử oai hùng dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nói cách khác, hội nhập là phương thức quan trọng để tạo nên sự kết hợp hiệu quả giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, giữa sức mạnh bên trong và bên ngoài trong bối cảnh hiện nay. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho chúng ta tham gia ngày càng tích cực vào việc giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, đóng góp thích đáng vào quá trình xây dựng các chuẩn mực của khu vực và quốc tế, qua đó đóng góp vào bảo đảm lợi ích quốc gia và hòa bình, an ninh cho chính mình.
Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế chuyển sang hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực đặt ra cho chúng ta một số thách thức mới. Tác động tiêu cực của các diễn biến từ bên ngoài sẽ gia tăng. Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta. Hơn nữa, tác động tiêu cực trong một lĩnh vực có thể lan nhanh sang các lĩnh vực khác. Đồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế, cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao... sẽ ngày càng lớn.
Cũng như vậy, triển khai đồng bộ và toàn diện các hoạt động đối ngoại, sẽ tạo nên xung lực tổng hợp của các lĩnh vực, các loại hình, các kênh đối ngoại, nhưng cũng tạo nên một số thách thức mới. Nếu không có kế hoạch tổng thể và nếu không có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các kênh, các lĩnh vực đối ngoại thì những yếu kém trong triển khai chính sách hiện nay sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và làm suy giảm hiệu quả của các hoạt động đối ngoại.
Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội XI, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong hội nhập quốc tế. Trước hết là chủ động, tích cực trong nắm bắt thời cơ, nhận rõ thách thức; chủ động, tích cực trong xác định lộ trình hội nhập quốc tế, lựa chọn hình thái, mức độ và tốc độ tham gia, thậm chí khởi xướng các liên kết khu vực và quốc tế phù hợp với lợi ích của ta, tăng cường năng lực mọi mặt để nắm bắt, tạo dựng và tận dụng cơ hội và xử lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập.
Sớm xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế với mục tiêu và lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn, trước mắt là đến 2020 và đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa xã hội, để trên cơ sở đó, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội và giới doanh nghiệp xây dựng chiến lược hội nhập của mình.
Nhanh chóng nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia, điều kiện thiết yếu để bảo đảm cho hội nhập quốc tế thành công. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, trước hết là chăm lo công tác xây dựng Đảng và củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng có nghĩa là nâng cao sức cạnh tranh và khả năng thích ứng của nền kinh tế trước các biến động của tình hình quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, từng bước tham gia sâu hơn vào các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh-quốc phòng, các cơ chế an ninh khu vực và quốc tế.
Thứ hai, thực hiện hiệu quả phương châm “triển khai đồng bộ và toàn diện” các định hướng đối ngoại được Đại hội XI thông qua; tăng cường thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại. Nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, địa phương và hoạt động đối ngoại nhân dân, phối hợp giữa các ngành, các cấp, các kênh tham gia hoạt động đối ngoại.
Trong quá trình đó, ngoại giao cần thực sự trở thành một nền ngoại giao toàn diện với ba trụ cột là: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương cần tiếp tục được triển khai gắn bó, hài hòa.
Thứ ba, song song với việc thực hiện các định hướng và phương châm đối ngoại mới, cần tiếp tục triển khai hiệu quả định hướng “đưa các quan hệ đối ngoại đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững”. Đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững vừa là mục tiêu của phương châm đối ngoại toàn diện vừa là nền tảng vật chất cho việc triển khai thành công chiến lược hội nhập quốc tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Chiều sâu của quan hệ, về cơ bản là mức độ đan xen, liên kết lợi ích và tính hiệu quả của các cơ chế hợp tác trong việc thúc đẩy quan hệ và xử lý các vấn đề nảy sinh. Theo đó, cần có chiến lược thiết lập các khuôn khổ ổn định, lâu dài với các đối tác quan trọng đối với an ninh và phát triển của đất nước. Đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác, nhất là về kinh tế, theo hướng gia tăng sự đan xen lợi ích lâu dài với các đối tác này.
Thứ tư là, triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa trên cơ sở gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam trên thế giới; đẩy mạnh công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, hoàn thiện và triển khai tốt các chính sách đối với kiều bào, hỗ trợ kiều bào hội nhập sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nhìn lại những thành công to lớn của công cuộc đổi mới nói chung và của mặt trận đối ngoại nói riêng trong những năm qua, chúng ta vững tin vào trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta sẽ vững bước tiến lên, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa../.
(TTXVN/Vietnam+)