Theo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện đã vào mùa lễ hội, tại các đình, đền, chùa, Phủ trong cả nước, các lò hóa vàng luôn trong tình trạng quá tải và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ cháy nổ.
Để đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ hỏa hoạn, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo các cơ sở tăng cường tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, bố trí đủ lực lượng thường trực ban đêm, trong những ngày nghỉ, phát hiện, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Cục sẽ tổ chức các đoàn công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở trọng điểm về cháy, nổ; các chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng, cơ sở sản xuất, cơ sở thường xuyên tập trung đông người.
Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy sẽ tăng cường, bố trí lực lượng tại các điểm vui chơi, lễ hội để có thể điều động, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chủ gia đình cần tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tăng cường tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, gia đình, thực hiện nghiêm túc các quy định, điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, nhất là trong dịp lễ hội, rằm tháng Giêng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê ban đầu của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chỉ tính riêng trong 9 ngày Tết (từ 13 đến 21/2), toàn quốc đã xảy ra 62 vụ cháy (tăng 5 vụ so với Tết Kỷ Sửu), làm chết 1 nguời, bị thương 1 người, gây thiệt hại tài sản trị giá nhiều tỷ đồng.
Đáng chú ý là vụ cháy rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn ở 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu từ ngày 8/2 đến 15/2, gây thiệt hại khoảng 1.000ha rừng. Vụ cháy ở thôn Pác Mìa, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang làm cháy và sập đổ hoàn toàn 55 ngôi nhà.
Mới đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra tối 25/2, tại Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang với diện tích cháy khoảng 3.000m2 thuộc xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Ngày 21/2, ngôi nhà cổ nhất Hà Nội (47 Hàng Bạc) đã bị hỏa hoạn, thiêu cháy toàn bộ 2 căn hộ ở giữa ngôi nhà này khiến 2 hộ dân rơi vào cảnh không nơi ở.
Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay, nhiều khu vực ở các địa phương đã nhiều ngày không có mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống cháy rừng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các cấp và chủ rừng thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, tránh để xảy ra các sự cố đáng tiếc./.
Để đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ hỏa hoạn, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo các cơ sở tăng cường tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, bố trí đủ lực lượng thường trực ban đêm, trong những ngày nghỉ, phát hiện, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Cục sẽ tổ chức các đoàn công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở trọng điểm về cháy, nổ; các chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng, cơ sở sản xuất, cơ sở thường xuyên tập trung đông người.
Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy sẽ tăng cường, bố trí lực lượng tại các điểm vui chơi, lễ hội để có thể điều động, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chủ gia đình cần tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tăng cường tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, gia đình, thực hiện nghiêm túc các quy định, điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, nhất là trong dịp lễ hội, rằm tháng Giêng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê ban đầu của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chỉ tính riêng trong 9 ngày Tết (từ 13 đến 21/2), toàn quốc đã xảy ra 62 vụ cháy (tăng 5 vụ so với Tết Kỷ Sửu), làm chết 1 nguời, bị thương 1 người, gây thiệt hại tài sản trị giá nhiều tỷ đồng.
Đáng chú ý là vụ cháy rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn ở 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu từ ngày 8/2 đến 15/2, gây thiệt hại khoảng 1.000ha rừng. Vụ cháy ở thôn Pác Mìa, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang làm cháy và sập đổ hoàn toàn 55 ngôi nhà.
Mới đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra tối 25/2, tại Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang với diện tích cháy khoảng 3.000m2 thuộc xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Ngày 21/2, ngôi nhà cổ nhất Hà Nội (47 Hàng Bạc) đã bị hỏa hoạn, thiêu cháy toàn bộ 2 căn hộ ở giữa ngôi nhà này khiến 2 hộ dân rơi vào cảnh không nơi ở.
Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay, nhiều khu vực ở các địa phương đã nhiều ngày không có mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống cháy rừng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các cấp và chủ rừng thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, tránh để xảy ra các sự cố đáng tiếc./.
Quang Vũ (Vietnam+)