Ngày 17/7, Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Nichirei suco Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến trái cây sơri (Nichirei Việt Nam) tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Với tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng, nhà máy được xây dựng trên diện tích 3.500m2, bao gồm hệ thống thu và sàng lọc cũng như hệ thống đông lạnh trái sơri. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 3/2014, nhà máy sẽ có công suất chứa 4.000 tấn sơri, góp phần quan trọng trong việc đưa sản phẩm sơri, đặc sản của vùng Gò Công ra thị trường thế giới.
Quả sơri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có ba múi. Quả sơri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như nhiều nguồn thực phẩm khác. Sơri là loại cây thân bụi, ngoài lấy quả, sơri còn trồng làm cây cảnh.
Ở Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng sơri tập trung nhất. Tỉnh hiện có 1.215 hộ trồng sơri trên diện tích gần 230ha, tập trung nhiều nhất tại các xã Bình Ân, Bình Nghị, Tân Đông, Kiểng Phước... của huyện Gò Công Đông. Mỗi năm, vùng chuyên canh sơri này cho sản lượng từ 4.000 đến 5.000 tấn quả.
Là một trong bảy loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tiền Giang, sơri ngoài tiêu thụ nội địa còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Hong Kong...
Trước đó, Công ty Nichirei suco Inc (Nhật Bản) đã đầu tư khoảng 6 tỷ đồng xây dựng Trung tâm nghiên cứu cây sơri tại xã Bình Nghị, nhằm chuyển giao kỹ thuật thâm canh tiên tiến cho nông dân, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của trái sơri, đồng thời tăng thu nhập cho người trồng sơri.
Việc xây dựng nhà máy chế biến là một tin vui cho nông dân vùng chuyên canh cây sơri trên đất nhiễm mặn đầy khó khăn của tỉnh Tiền Giang, bởi đã giải quyết được đầu ra cho loại trái cây này./.
Với tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng, nhà máy được xây dựng trên diện tích 3.500m2, bao gồm hệ thống thu và sàng lọc cũng như hệ thống đông lạnh trái sơri. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 3/2014, nhà máy sẽ có công suất chứa 4.000 tấn sơri, góp phần quan trọng trong việc đưa sản phẩm sơri, đặc sản của vùng Gò Công ra thị trường thế giới.
Quả sơri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có ba múi. Quả sơri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như nhiều nguồn thực phẩm khác. Sơri là loại cây thân bụi, ngoài lấy quả, sơri còn trồng làm cây cảnh.
Ở Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng sơri tập trung nhất. Tỉnh hiện có 1.215 hộ trồng sơri trên diện tích gần 230ha, tập trung nhiều nhất tại các xã Bình Ân, Bình Nghị, Tân Đông, Kiểng Phước... của huyện Gò Công Đông. Mỗi năm, vùng chuyên canh sơri này cho sản lượng từ 4.000 đến 5.000 tấn quả.
Là một trong bảy loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tiền Giang, sơri ngoài tiêu thụ nội địa còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Hong Kong...
Trước đó, Công ty Nichirei suco Inc (Nhật Bản) đã đầu tư khoảng 6 tỷ đồng xây dựng Trung tâm nghiên cứu cây sơri tại xã Bình Nghị, nhằm chuyển giao kỹ thuật thâm canh tiên tiến cho nông dân, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của trái sơri, đồng thời tăng thu nhập cho người trồng sơri.
Việc xây dựng nhà máy chế biến là một tin vui cho nông dân vùng chuyên canh cây sơri trên đất nhiễm mặn đầy khó khăn của tỉnh Tiền Giang, bởi đã giải quyết được đầu ra cho loại trái cây này./.
Công Trí (TTXVN)