Ngày 15/12, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khai mạc Hội nghị “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động khoa học công nghệ.”
Đây được xem là một hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện một đề án cùng tên nhằm phát huy tối đa vai trò của khoa học công nghệ. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tham dự và chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Quân (Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ đã có nhiều đổi mới và đóng góp những thành tựu quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thành tựu ấy chưa mang tính hệ thống đồng bộ, vững chắc và chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của giai đoạn mới.
Cụ thể, về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ còn thiếu mục tiêu dài hạn. Đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ còn phân tán, thiếu đồng bộ; một số nhiệm vụ được coi là “đặt hàng” nhưng lại chỉ giới hạn ở phạm vi các nhà khoa học có khả năng giải quyết được chứ không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà khoa học có điều kiện làm công tác nghiên cứu của đất nước là ít về số lượng và phần nào hạn chế về năng lực chuyên môn và ngoại ngữ. Cùng đó, chế độ đãi ngộ với trí thức khoa học công nghệ hầu như chưa có.
Vẫn theo ông Nguyễn Quân, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam hình thành chậm, hệ thống trung gian, giám định sở hữu trí tuệ hầu như không có dẫn đến khó xử lý khi vi phạm sở hữu trí tuệ xảy ra…
Bởi vậy, Hội nghị này sẽ là dịp để các nhà quản lý, khoa học, các tổ chức khoa học công nghệ, trường đại học… đưa ra đề xuất về nội dung và cách thức mà ngành ngày cần đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước./.
Đây được xem là một hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện một đề án cùng tên nhằm phát huy tối đa vai trò của khoa học công nghệ. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tham dự và chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Quân (Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ đã có nhiều đổi mới và đóng góp những thành tựu quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thành tựu ấy chưa mang tính hệ thống đồng bộ, vững chắc và chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của giai đoạn mới.
Cụ thể, về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ còn thiếu mục tiêu dài hạn. Đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ còn phân tán, thiếu đồng bộ; một số nhiệm vụ được coi là “đặt hàng” nhưng lại chỉ giới hạn ở phạm vi các nhà khoa học có khả năng giải quyết được chứ không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà khoa học có điều kiện làm công tác nghiên cứu của đất nước là ít về số lượng và phần nào hạn chế về năng lực chuyên môn và ngoại ngữ. Cùng đó, chế độ đãi ngộ với trí thức khoa học công nghệ hầu như chưa có.
Vẫn theo ông Nguyễn Quân, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam hình thành chậm, hệ thống trung gian, giám định sở hữu trí tuệ hầu như không có dẫn đến khó xử lý khi vi phạm sở hữu trí tuệ xảy ra…
Bởi vậy, Hội nghị này sẽ là dịp để các nhà quản lý, khoa học, các tổ chức khoa học công nghệ, trường đại học… đưa ra đề xuất về nội dung và cách thức mà ngành ngày cần đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước./.
Trung Hiền (Vietnam+)