Cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 được ghi nhận là có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.
Thông tin từ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân và 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Chất độc da cam đã gây nên biết bao thảm cảnh trong hàng triệu gia đình Việt Nam. Do đó, việc chung tay chăm sóc, hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống cho các nạn nhân vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội, vừa là đạo lý của dân tộc.
Người nghèo nhất trong những người nghèo
Các nạn nhân chất độc da cam thường mắc nhiều loại bệnh tật mãn tính khác nhau, phải điều trị dài hạn nên sức khỏe yếu, tuổi thọ giảm. Họ bị hạn chế trong sinh hoạt, lao động, học tập, khó có cơ hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục... Bệnh tật liên miên cũng khiến các nạn nhân khó tìm kiếm việc làm, thu nhập thấp, lâm vào tình trạng đói nghèo triền miên. Chính vì vậy nạn nhân chất độc da cam là người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ.
Các nạn nhân luôn mong muốn được chăm sóc về sức khỏe, được khám chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và được hỗ trợ vốn, tư vấn kỹ thuật để có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế và cơ hội việc làm như: chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ, sản xuất hàng hóa, buôn bán nhỏ..., bảo đảm nuôi sống bản thân cũng như gia đình.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho đối tượng là nạn nhân chất độc da cam. Tháng 4/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 74/1998/QĐ-TTg về điều tra, xác định nạn nhân bị hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; tháng 2/2000, có Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.
Ngày 29/6/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (số 26/2005/PL- UBTVQH11) và Chính phủ đã có Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người có công với cách mạng.
Theo đó, ngoài chế độ trợ cấp, các đối tượng này được hưởng các ưu đãi khác như bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình...; con đẻ của họ được hưởng trợ cấp hàng tháng và các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Bộ Y tế đã ban hành danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên cơ sở Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008.
Những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh trở lên xác định mắc 1 trong 17 bệnh tật, dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định được hưởng chế độ chính sách; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là căn cứ để xếp hưởng trợ cấp ở mức 1 (từ 81% trở lên), hoặc mức 2 (từ 61- 80%)…
Nhiều năm qua, hàng năm Chính phủ đã chi khoảng 800 tỷ đồng cho gần 200.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị ảnh hưởng chất độc da cam hóa học đã được hưởng chế độ ưu đãi (chiếm 29,2%).
Vẫn cần tiếp tục hoàn thiện chính sách cho nạn nhân
Bà Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) cho biết, mặc dù Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nạn nhân bằng nhiều chính sách nhưng vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Xuân nêu rõ, số lượng nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam là rất lớn, nhưng số được hưởng chính sách của Nhà nước lại rất ít.
Cả nước có khoảng hơn 3 triệu nạn nhân (trong đó 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh). Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì mới có khoảng 600.000 người là nạn nhân chất độc da cam thuộc đối tượng người tham gia kháng chiến và con của họ trong diện xét hưởng chính sách. Trên thực tế, mới chỉ có một phần đối tượng tham gia kháng chiến đã được hưởng trợ cấp. Còn người dân thường bị hậu quả chất da cam/dioxin và cháu (thế hệ thứ 3) của người tham gia kháng chiến chưa được hưởng chính sách nhân đạo này.
Đáng chú ý là, sau khi Nghị định 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã cắt giảm 11.447 trường hợp nạn nhân ra khỏi danh sách hưởng chế độ, chỉ vì tiêu chí công nhận nạn nhân. Theo đó, Pháp lệnh này quy định có ba tiêu chí: suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng dị tật và vô sinh.
Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã gộp hai điều kiện đầu làm một (suy giảm sức khỏe lao động và sinh con dị dạng dị tật là một điều kiện; vô sinh là điều kiện thứ hai), từ đó cắt giảm hơn 11.000 trường hợp nói trên (vì họ không sinh con dị dạng, dị tật).
Điều bất cập thứ hai mà bà Nguyễn Thị Xuân muốn đề cập là quy định "Nạn nhân chất độc da cam mất 61% sức lao động mới được hưởng trợ cấp", trong khi với thương binh chỉ là 21%. Cùng là những người ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc, tại sao nạn nhân phải chịu quy định 61%?
Mặt khác, con của thương binh suy giảm khả năng lao động 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp, nhưng con của nạn nhân chất độc da cam cũng phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mới được hưởng trợ cấp (Thông tư số 16/2006/BLĐTBXH -BGDĐT-BTC, ngày20/11/2006). Ba là, chất độc hóa học là loại vũ khí hóa học-nguy hiểm hơn vũ khí thông thường. Thế nhưng, những người bị thương tật bởi vũ khí thông thường được hưởng chế độ cao hơn những người bị thương tật bởi vũ khí hóa học.
Cụ thể, thương binh có 7-9 mức được hưởng, bệnh binh có 6 mức, trong khi nạn nhân chất độc da cam lại chỉ có 2 mức. Bất cập thứ tư, Bộ Y tế đã ban hành danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, nhưng lại không tính cả vô sinh, trong khi thực tế cho thấy rất nhiều nạn nhân chất độc da cam bị vô sinh.
Năm là, quy định về mặt không gian bị rải chất độc hóa học chỉ tính từ vĩ tuyến 17 trở vào, trong khi thực tế, các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa cũng bị rải chất độc, bộ đội Việt Nam sang chiến đấu tại Lào, Campuchia cũng bị ảnh hưởng, do đó những vùng này cũng phải được công nhận. Sáu là, thời gian quy định xác định nạn nhân theo tiêu chí cũ chỉ tính đến 30/4/1975, nhưng sau thời gian này rất nhiều người vẫn bị ảnh hưởng do tồn lưu chất dioxin trong đất và nước ở những vùng bị rải (hoặc kho chứa) chất độc hóa học.
Với thực tế còn bất cập nêu trên, cần phải có cơ chế chính sách đồng bộ và sự chung tay, góp sức của các ngành, các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm, cùng cộng đồng xã hội, chăm sóc sức khỏe và cải thiền điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ cho nạn nhân da cam phải toàn diện hơn nữa, phù hợp với hoàn cảnh gia đình của nạn nhân./.
Thông tin từ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân và 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Chất độc da cam đã gây nên biết bao thảm cảnh trong hàng triệu gia đình Việt Nam. Do đó, việc chung tay chăm sóc, hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống cho các nạn nhân vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội, vừa là đạo lý của dân tộc.
Người nghèo nhất trong những người nghèo
Các nạn nhân chất độc da cam thường mắc nhiều loại bệnh tật mãn tính khác nhau, phải điều trị dài hạn nên sức khỏe yếu, tuổi thọ giảm. Họ bị hạn chế trong sinh hoạt, lao động, học tập, khó có cơ hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục... Bệnh tật liên miên cũng khiến các nạn nhân khó tìm kiếm việc làm, thu nhập thấp, lâm vào tình trạng đói nghèo triền miên. Chính vì vậy nạn nhân chất độc da cam là người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ.
Các nạn nhân luôn mong muốn được chăm sóc về sức khỏe, được khám chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và được hỗ trợ vốn, tư vấn kỹ thuật để có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế và cơ hội việc làm như: chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ, sản xuất hàng hóa, buôn bán nhỏ..., bảo đảm nuôi sống bản thân cũng như gia đình.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho đối tượng là nạn nhân chất độc da cam. Tháng 4/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 74/1998/QĐ-TTg về điều tra, xác định nạn nhân bị hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; tháng 2/2000, có Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.
Ngày 29/6/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (số 26/2005/PL- UBTVQH11) và Chính phủ đã có Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người có công với cách mạng.
Theo đó, ngoài chế độ trợ cấp, các đối tượng này được hưởng các ưu đãi khác như bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình...; con đẻ của họ được hưởng trợ cấp hàng tháng và các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Bộ Y tế đã ban hành danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên cơ sở Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008.
Những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh trở lên xác định mắc 1 trong 17 bệnh tật, dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định được hưởng chế độ chính sách; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là căn cứ để xếp hưởng trợ cấp ở mức 1 (từ 81% trở lên), hoặc mức 2 (từ 61- 80%)…
Nhiều năm qua, hàng năm Chính phủ đã chi khoảng 800 tỷ đồng cho gần 200.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị ảnh hưởng chất độc da cam hóa học đã được hưởng chế độ ưu đãi (chiếm 29,2%).
Vẫn cần tiếp tục hoàn thiện chính sách cho nạn nhân
Bà Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) cho biết, mặc dù Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nạn nhân bằng nhiều chính sách nhưng vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Xuân nêu rõ, số lượng nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam là rất lớn, nhưng số được hưởng chính sách của Nhà nước lại rất ít.
Cả nước có khoảng hơn 3 triệu nạn nhân (trong đó 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh). Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì mới có khoảng 600.000 người là nạn nhân chất độc da cam thuộc đối tượng người tham gia kháng chiến và con của họ trong diện xét hưởng chính sách. Trên thực tế, mới chỉ có một phần đối tượng tham gia kháng chiến đã được hưởng trợ cấp. Còn người dân thường bị hậu quả chất da cam/dioxin và cháu (thế hệ thứ 3) của người tham gia kháng chiến chưa được hưởng chính sách nhân đạo này.
Đáng chú ý là, sau khi Nghị định 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã cắt giảm 11.447 trường hợp nạn nhân ra khỏi danh sách hưởng chế độ, chỉ vì tiêu chí công nhận nạn nhân. Theo đó, Pháp lệnh này quy định có ba tiêu chí: suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng dị tật và vô sinh.
Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã gộp hai điều kiện đầu làm một (suy giảm sức khỏe lao động và sinh con dị dạng dị tật là một điều kiện; vô sinh là điều kiện thứ hai), từ đó cắt giảm hơn 11.000 trường hợp nói trên (vì họ không sinh con dị dạng, dị tật).
Điều bất cập thứ hai mà bà Nguyễn Thị Xuân muốn đề cập là quy định "Nạn nhân chất độc da cam mất 61% sức lao động mới được hưởng trợ cấp", trong khi với thương binh chỉ là 21%. Cùng là những người ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc, tại sao nạn nhân phải chịu quy định 61%?
Mặt khác, con của thương binh suy giảm khả năng lao động 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp, nhưng con của nạn nhân chất độc da cam cũng phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mới được hưởng trợ cấp (Thông tư số 16/2006/BLĐTBXH -BGDĐT-BTC, ngày20/11/2006). Ba là, chất độc hóa học là loại vũ khí hóa học-nguy hiểm hơn vũ khí thông thường. Thế nhưng, những người bị thương tật bởi vũ khí thông thường được hưởng chế độ cao hơn những người bị thương tật bởi vũ khí hóa học.
Cụ thể, thương binh có 7-9 mức được hưởng, bệnh binh có 6 mức, trong khi nạn nhân chất độc da cam lại chỉ có 2 mức. Bất cập thứ tư, Bộ Y tế đã ban hành danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, nhưng lại không tính cả vô sinh, trong khi thực tế cho thấy rất nhiều nạn nhân chất độc da cam bị vô sinh.
Năm là, quy định về mặt không gian bị rải chất độc hóa học chỉ tính từ vĩ tuyến 17 trở vào, trong khi thực tế, các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa cũng bị rải chất độc, bộ đội Việt Nam sang chiến đấu tại Lào, Campuchia cũng bị ảnh hưởng, do đó những vùng này cũng phải được công nhận. Sáu là, thời gian quy định xác định nạn nhân theo tiêu chí cũ chỉ tính đến 30/4/1975, nhưng sau thời gian này rất nhiều người vẫn bị ảnh hưởng do tồn lưu chất dioxin trong đất và nước ở những vùng bị rải (hoặc kho chứa) chất độc hóa học.
Với thực tế còn bất cập nêu trên, cần phải có cơ chế chính sách đồng bộ và sự chung tay, góp sức của các ngành, các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm, cùng cộng đồng xã hội, chăm sóc sức khỏe và cải thiền điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ cho nạn nhân da cam phải toàn diện hơn nữa, phù hợp với hoàn cảnh gia đình của nạn nhân./.
Thanh Xuân (TTXVN/Vietnam+)