Ngày 29/4, tại tỉnh An Giang, tiến sỹ Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì Hội nghị giao ban các tỉnh thành phía Nam về công tác dược năm 2011 với đại diện sở y tế, bệnh viện đa khoa Trung ương, 21 tỉnh, thành phía Nam từ Bình Thuận trở vào và hệ thống các đại lý dược phẩm trực thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam.
Hội nghị đã đánh giá, rút kinh nghiệm công tác triển hoạt động nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP và thực hiện các thông tư, chỉ thị của Bộ Y tế trong thời gian qua và đánh giá lợi ích khi thực hiện GPP; khẳng định hiệu quả từ các nhà thuốc đạt chuẩn GPP chuỗi của các doanh nghiệp đã rút ngắn được giai đoạn trung gian, giảm chi phí, dẫn đến giá thành thuốc thấp hơn so thị trường bên ngoài.
Tuy nhiên, hội nghị cũng đưa ra nhiều khó khăn hạn chế trong kiểm tra công nhận nhà thuốc GPP cho thấy tình trạng tiêu cực vẫn còn phổ biến, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vẫn tồn tại tình trạng bác sỹ vừa kê đơn, vừa bán thuốc trái quy định nhà nước.
Bên cạnh đó còn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực dược và phân bổ không đồng đều nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa có biên chế dược tại các trạm y tế quận, huyện. Khó khăn lớn nhất hiện nay do việc đào tạo, cập nhật tài liệu chuyên môn tại các nhà thuốc và tiếp cận thông tin về thuốc, về nâng cao năng lực cho các cơ sở bán lẻ còn hạn chế; các nhà thuốc thực hiện ghi chép hồ sơ, sổ sách còn mạng tính hình thức, chỉ quan tâm đến doanh thu và thuế.
Trước tình trạng này, tiến sỹ Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo trong thời gian tới các tỉnh thành phải kiên trì, quyết tâm hướng nhà thuốc áp dụng hoạt động theo chuẩn GPP; các địa phương phải tăng cường phối hợp để đào tạo, quản lý người có chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, phổ biến những lợi ích của việc triển khai và duy trì chuẩn GPP; hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đi kèm các biện pháp khuyến khích, biểu dương các cá nhân, tập thể quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bệnh viện, chủ nhà thuốc…
Thứ trưởng nhấn mạnh việc triển khai nhà thuốc GPP đã khó và duy trì chuẩn GPP càng khó hơn, vì vậy các tỉnh, thành cần đặc biệt tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm; xử lý nghiêm khắc các nhà thuốc chưa đạt GPP hoặc vi phạm qui định về quản lý dược, chú trọng tăng cường kiểm tra công khai minh bạch trong kiểm tra và cấp giấy chứng nhận, đồng thời, các địa phương cần nâng cao vai trò của y tế quận, huyện trong công tác thanh kiểm tra, để phục vụ tốt cho lợi ích của cộng đồng, nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm là khâu quan trọng quyết định trong công tác điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Hội nghị giao ban lần này còn thông qua nhiều thông tư của Bộ Y tế, như Thông tư số 42/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010, Thông tư 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010, Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010Thông tư số 6/TT-BYT ngày 25/1/2011…. về quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành GPP, địa bàn và phạm vi bán lẻ thuốc, về hoạt động xuất nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh-truyền hình, quy định về quản lý và sản xuất mỹ phẩm./.
Hội nghị đã đánh giá, rút kinh nghiệm công tác triển hoạt động nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP và thực hiện các thông tư, chỉ thị của Bộ Y tế trong thời gian qua và đánh giá lợi ích khi thực hiện GPP; khẳng định hiệu quả từ các nhà thuốc đạt chuẩn GPP chuỗi của các doanh nghiệp đã rút ngắn được giai đoạn trung gian, giảm chi phí, dẫn đến giá thành thuốc thấp hơn so thị trường bên ngoài.
Tuy nhiên, hội nghị cũng đưa ra nhiều khó khăn hạn chế trong kiểm tra công nhận nhà thuốc GPP cho thấy tình trạng tiêu cực vẫn còn phổ biến, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vẫn tồn tại tình trạng bác sỹ vừa kê đơn, vừa bán thuốc trái quy định nhà nước.
Bên cạnh đó còn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực dược và phân bổ không đồng đều nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa có biên chế dược tại các trạm y tế quận, huyện. Khó khăn lớn nhất hiện nay do việc đào tạo, cập nhật tài liệu chuyên môn tại các nhà thuốc và tiếp cận thông tin về thuốc, về nâng cao năng lực cho các cơ sở bán lẻ còn hạn chế; các nhà thuốc thực hiện ghi chép hồ sơ, sổ sách còn mạng tính hình thức, chỉ quan tâm đến doanh thu và thuế.
Trước tình trạng này, tiến sỹ Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo trong thời gian tới các tỉnh thành phải kiên trì, quyết tâm hướng nhà thuốc áp dụng hoạt động theo chuẩn GPP; các địa phương phải tăng cường phối hợp để đào tạo, quản lý người có chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, phổ biến những lợi ích của việc triển khai và duy trì chuẩn GPP; hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đi kèm các biện pháp khuyến khích, biểu dương các cá nhân, tập thể quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bệnh viện, chủ nhà thuốc…
Thứ trưởng nhấn mạnh việc triển khai nhà thuốc GPP đã khó và duy trì chuẩn GPP càng khó hơn, vì vậy các tỉnh, thành cần đặc biệt tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm; xử lý nghiêm khắc các nhà thuốc chưa đạt GPP hoặc vi phạm qui định về quản lý dược, chú trọng tăng cường kiểm tra công khai minh bạch trong kiểm tra và cấp giấy chứng nhận, đồng thời, các địa phương cần nâng cao vai trò của y tế quận, huyện trong công tác thanh kiểm tra, để phục vụ tốt cho lợi ích của cộng đồng, nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm là khâu quan trọng quyết định trong công tác điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Hội nghị giao ban lần này còn thông qua nhiều thông tư của Bộ Y tế, như Thông tư số 42/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010, Thông tư 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010, Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010Thông tư số 6/TT-BYT ngày 25/1/2011…. về quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành GPP, địa bàn và phạm vi bán lẻ thuốc, về hoạt động xuất nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh-truyền hình, quy định về quản lý và sản xuất mỹ phẩm./.
Thu Trang (TTXVN/Vietnam+)